Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

[congnghehcv] Công nghệ chế tạo máy: Đặc trưng của phương pháp Khoan - Quy trình khoan lỗ - congnghehcv

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Đặc trưng của phương pháp Khoan - Quy trình khoan lỗ" trong chủ đề Các Phương pháp gia công lỗBài viết này nằm trong loạt bài viết giúp bạn tìm hiểu về đặc trưng của các phương pháp gia công cơ khí. Bạn có thể xem thêm các bài cùng chủ đề:
Gia công cơ khí là một chuyên ngành có vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực của đời sống. Nó giúp giảm sức lao động, giảm thời gian thực hiện, tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất để tạo ra những sản phẩm có giá thành cạnh tranh. Vậy, gia công cơ khí được thực hiện bởi những phương pháp gia công nào, đặc trưng của từng phương pháp đó ra sao? Hãy cùng CongNgheHCV tìm hiểu nhé.

Đặc trưng của phương pháp Khoan - Quy trình khoan lỗ

Liên kết tải file bài viết này tại đây.

 

Phương pháp khoan là gì?

- Khoan là phương pháp gia công lỗ trên vật liệu đặc bằng dụng cụ cắt là mũi khoan. Dụng cụ cắt chuyển động quay tròn và chuyển động tịnh tiến theo phương dọc trục.

Phương pháp khoan

- Khoan lỗ thường dùng trong công việc nguội để khoan các lỗ lắp bu lông, vít để kẹp các chi tiết với nhau, khoan lỗ trước khi cắt ren lỗ (taro), khoan các lỗ dùng để đóng chốt định vị các chi tiết với nhau, khoan để cắt đứt các tấm kim loại, khoan các vít gãy trong lỗ dùng trong công việc sửa chữa

Các đặc trưng của phương pháp khoan

- Nguyên công khoan thường được thực hiện trên các loại máy khoan như: máy khoan đứng, máy khoan cần, máy khoan tổ hợp .v.v. Ngoài ra còn có thể thực hiện trên các máy khác như: máy tiện, máy phay, máy doa …

Phương pháp khoan

-Phương pháp Khoan có khả năng tạo lỗ có đường kính từ (0,1 ÷ 80)mm, phổ biến nhất là để gia công lỗ có đường kính ≤ 35mm

- Dụng cụ cắt khi khoan gọi là mũi khoan. Mũi khoan có nhiều loại như mũi khoan ruột gà (khi khoan các lỗ có tỷ số L/d ≤ 5); mũi khoan nòng súng (khi khoan các lỗ có tỷ số L/d > 5). Hiểu rõ hơn về các loại mũi khoan giúp ta chọn mua mũi khoan phù hợp với yêu cầu gia công.

- Độ chính xác đạt được khi khoan thấp (trừ mũi khoan nòng súng), thường chỉ đạt cấp chính xác 12 – 13, nhám bề mặt cấp 3 - 4. Vì vậy khoan chỉ dùng để gia công các lỗ yêu cầu độ chính xác không cao như lỗ để bắt bu lông, lỗ để ta rô ren hoặc khoan chỉ là bước chuẩn bị cho các bước gia công tinh tiếp theo như khoét, doa, tiện lỗ …

Các bước thực hiện khi khoan lỗ

Bước 1: Lựa chọn máy khoan và mũi khoan

Tùy theo yêu cầu về độ lớn của chi tiết và đặt tính của công việc mà người thợ lựa chọn sử dụng loại máy khoan, mũi khoan thích hợp

- Mũi khoan được dùng trong gia công nguội thường là mũi khoan ruột gà, được làm bằng thép dụng cụ, thép gió hay hợp kim cứng tùy theo vật liệu cần gia công.

- Trong kỹ thuật khoan người ta căn cứ cách gá kẹp mũi khoan trên máy khoan mà người ta sử dụng mũi khoan có chuôi trụ hoặc chuôi côn.

+ Mũi khoan chuôi trụ là dạng mũi khoan có chuôi hình trụ đường kính bằng với kích thước lỗ cần khoan, trên chuôi của mũi khoan có ghi các thông số kỹ thuật như đường kính mũi khoan, vật liệu làm mũi khoan, và nhãn mác nhà chế tạo. Mũi khoan chuôi trụ được lắp trên máy khoan thông qua một bộ phận kẹp được gọi là cối kẹp mũi khoan

Các bước thực hiện khi khoan lỗ

+ Mũi khoan chuôi côn là loại mũi khoan có chuôi hình côn với góc côn được tiêu chuẩn hoá gọi là côn Morse, đoạn hình trụ ở giữa lưỡi cắt và chuôi của mũi khoan có ghi các thông số, mũi khoan có thể được lắp trực tiếp trên máy khoan hoặc thông qua một hoặc nhiều chi tiết chuyển đổi được gọi là áo côn.

Bước 2: Gá đặt chi tiết cần khoan

- Gá đặt chi tiết trực tiếp trên bàn máy: chi tiết cần gia công được đặt trực tiếp trên bàn máy khoan và được kẹp chặt nhờ các chi tiết kẹp là bu lông hoặc vấu kẹp. Cách gá đặt này chỉ có thể áp dụng để khoan vật nhỏ.

Các bước thực hiện khi khoan lỗ

- Gá đặt chi tiết gia công thông qua đồ gá: ta có thể dùng đến đồ gá vạn năng như các loại ê tô hoặc đồ gá chuyên dùng cho từng loại chi tiết.

Các bước thực hiện khi khoan lỗ với đồ gá khoan lỗ

Bước 3: Chọn chế độ cắt khi khoan

Tùy thuộc vào vật liệu làm mũi khoan, đường kính lỗ khoan, chất lượng bề mặt lỗ khoan … mà lựa chọn tốc độ cắt và lượng tiến của mũi khoan cho phù hợp

Một số biện pháp công nghệ nâng cao độ chính xác và năng suất khi khoan

- Dùng đầu khoan rơvonve để giảm thời gian thay dao khi gia công lỗ bằng nhiều bước liên tục.

- Trong sản xuất loạt lớn, dùng đầu khoan nhiều trục để gia công đồng thời nhiều lỗ.

- Dùng kết cấu bạc dẫn hướng để tăng độ cứng vững của mũi khoan để nâng cao độ chính xác và đồng thời nâng cao năng suất.

- Trước khi khoan nên dùng mũi khoan tâm tạo lỗ mồi để nâng cao độ chính xác về vị trí tương quan của lỗ, dùng bước tiến nhỏ để giảm lực dọc trục tránh gãy mũi khoan.

- Dùng đồ gá nhằm bỏ nguyên công lấy dấu và giảm thời gian gá đặt, biện pháp này hiệu quả khi sản xuất loạt với số lượng lớn.

- Sử dụng dung dịch trơn nguội một cách có hiệu quả. Việc dùng dung dịch trơn nguội hợp lí làm tăng chất lượng bề mặt lỗ khi khoan và góp phần tăng tuổi thọ của mũi khoan.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về Phương pháp Khoan để hiểu rõ hơn về: Khả năng công nghệ của phương pháp Khoan và Trình tự khoan lỗ trên máy khoan đứng cũng như một số biện pháp công nghệ trong gia công Khoan. Chúc bạn thành công!

Hi vọng, bài viết này hữu ích với bạn. Có gì trao đổi hãy để lại bình luận nha.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

[CongNgheHCV] Công nghệ chế tạo máy: Giáo trình máy công cụ Cắt gọt kim loại: 2.3 Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 - Tải về free file word

Ở bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU ĐỘNG HỌC MÁY TIỆN, bài viết này đề cập tới các nội dung thuộc  “Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620” các bạn nhé.

Bài viết này thuộc chủ đề "Giáo trình Máy công cụ". Các bạn có thể xem trước và tải file về bằng link ở dưới nhé.

Tag: Giáo trình máy công cụ, Tải về free file word, Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620, congnghehcv

Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620


>>>>> Xem hướng dẫn để tải file word “Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620” (free download)


Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 sẽ đề cập tới Phương trình xích chạy dao trên máy công cụ.

1. Phương trình xích cắt ren cơ bản

- Xích chạy dao là xích truyền động nối giữa trục chính và trục vitme hay trục trơn. Chuyển động chạy dao của máy T620 gồm các chuyển động :

+ Chạy  dao dọc, chạy dao ngang khi tiện trơn.

Phương trình xích chay dao máy tiện

+ Chuyển động chạy dao khi cắt ren vít.


 - Chuyển động chạy dao được thực hiện từ trục chính qua các tỉ số truyền cơ cấu đảo chiều iđc, bánh răng thay thế itt, cơ cấu Norton hình thành các tỷ số truyền được gọi là nhóm cơ sở ics và nhóm gấp bội igb từ đó hình thành hai nhánh:

+ Nếu tiện  ren, truyền động đi thẳng đến trục vitme có bước ren tx=12mm

+ Nếu tiện trơn, truyền động phải qua tỷ số truyền ixd của hộp xe dao để tới cơ cấu bánh răng thanh răng 10 x 3 thực hiện chạy dao dọc hay đến trục vít me ngang tx = 5 x 2 đầu mối để thực hiện chạy dao ngang.

a. Xích chạy dao tiện ren quốc tế

Ren quốc tế dùng trong truyền động vít me – đai ốc thuộc hệ mét, bước ren được biểu thị bằng tp(mm).

- Đặc điểm của xích tiện ren quốc tế

- Phương trình xích chạy dao tiện ren Quốc tế

- Đường truyền xích chạy dao tiện ren Quốc tế

Xích chạy dao tiện ren

b. Xích chạy dao tiện ren Anh

c. Xích chạy dao tiện ren Module

d. Xích chạy dao tiện ren Pitch

e. Tiện ren không tiêu chuẩn

f. Phương trình xích cắt ren khuếch đại.

g. Phương trình xích cắt ren chính xác.

h. Phương trình xích cắt ren mặt đầu .

- Các cơ cấu truyền dẫn trong xích cắt ren

- Phương trình xích  tiện trơn

- Xích chạy dao nhanh

  Thực hiện chuyển động chạy dao nhanh của bàn máy theo phương dọc hoặc phương ngang theo hành trình thuận hoặc nghịch. Để đảm bảo an toàn khi chạy dao nhanh, người ta sử dụng ly hợp 1 chiều.


Hi vọng rằng các bạn sẽ cảm thấy hữu ích khi Tìm hiểu về Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 #2.3. Nếu có cho đổi gì với Blog Công nghệ HCV, hãy bình luận ở phần nhận xét cuối bài viết nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Giáo trình máy công cụ | Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện - Blog Công Nghệ HCV [congnghehcv]

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện" trong chủ đề Giáo trình máy công cụ. 
tải về Giáo trình máy công cụ
Đây là bản xem trước, bạn có thể tải về file word ở dưới nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo.



>>>>>>>>>> Link tải về file tài liệu này tại đây (free Dowload)
Nội dung chính: NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU ĐỘNG HỌC MÁY TIỆN
I.1.  Nguyên lý chuyển động
I.1.1. Chuyển động cắt
I.1.2. Chuyển động chạy dao
I.2. Sơ đồ kết cấu động học máy tiện
II . CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI
II.1. Công dụng
II.2. Phân loại
II.3. Các bộ phận cơ bản
Các bộ phận cơ bản may tien




III. MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG
III.1. Máy tiện T620
 

III.1.1 Tính năng kỹ thuật
III.1.2. Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620

Như vậy, Blog Công nghệ HCV đã chia sẻ với bạn về tập tài liệu "Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện" thuộc chủ đề Giáo trình máy công cụ. Chúc các bạn có được kiến thức hữu ích khi nghiên cứu Công nghệ chế tạo máy.




Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Các loại mối ghép trong Cơ khí: Phân loại, Đặc điểm và Ứng dụng- [congnghehcv]

Các loại mối ghép trong Cơ khí

Các kết cấu cơ khí đều được tạo ra từ nhiều bộ phận, gồm những chi tiết khác nhau. Các bộ phận, chi tiết này được ghép, lắp ráp với nhau thông qua các mối ghép theo những yêu cầu kỹ thuật nhất định. Theo yêu cầu sử dụng, lắp ráp hay chế độ làm việc của thiết bị mà có nhiều loại mối ghép khác nhau; thông thường người ta chia mối ghép thành hai loại thông dụng là mối ghép tháo được mối ghép không tháo được.

- Mối ghép tháo được: Là mối ghép sử dụng các bề mặt định hình (REN), hoặc các chi tiết ghép (THEN, CHỐT) để ghép các chi tiết máy lại với nhau, khi cần có thể tháo và tách chúng ra mà không cần phải phá hỏng mối ghép.

- Mối ghép không tháo được: Là mối ghép lợi dụng sự nóng chảy kim loại vùng cần ghép (HÀN) để ghép các chi tiết máy, hoặc dùng các chi tiết ghép (ĐINH TÁN) để nối ghép các chi tiết máy thành cơ cấu … Khi cần tháo mối ghép loại này, chúng ta phải phá hỏng mối ghép.

Ở bài viết này, hãy cùng CongNgheHCV tìm hiểu về các loại mối ghép trong Cơ khí nhé!

  1. Mối ghép ren

Mối ghép ren là gì?

- Ghép bằng ren được dùng khá phổ biến trong ngành chế tạo máy. Trên 60% tổng số chi tiết máy được ghép bằng ren trong các máy móc hiện đại. Đây là loại mối ghép tháo được, các bạn nhé.

- Mối ghép ren được sử dụng phổ biến vì có những ưu điểm:

  • Cấu tạo đơn giản, 
  • Có thể tạo lực dọc trục đơn giản, 
  • Có thể cố định các chi tiết ghép ở bất cứ vị trí nào nhờ vào khả năng tự hãm, 
  • Dễ tháo lắp, giá thành thấp do được tiêu chuẩn hóa;
  • Chế tạo bằng phương pháp có năng suất cao.

- Nhược điểm chủ yếu của mối ghép ren là tập trung ứng suất tại chân ren, do đó giảm độ bền mỏi của mối ghép.

Có những loại ren nào?

Các loại ren thường gặp

Ren trái và ren phải

Ren trong và ren ngoài

Ren hệ met (M)

Xem thêm bài viết liên quan:

  1. Mối ghép then

Đặc điểm của mối ghép then

- Ưu điểm của Mối ghép then: Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.

- Nhược điểm Mối ghép then: Khả năng chịu lực kém.

- Ứng dụng của Mối ghép then: Thường sử dụng lắp ghép giữa trục với bánh đai, bánh răng, đĩa xích … để truyền tải trọng và mô men xoắn.

Có những loại mối ghép then nào?

Mối ghép then có các loại: then bằng, then bán nguyệt, then vát, then hoa.

+ Mối ghép then bằng, then bán nguyệt: Là mối ghép trượt và có thể điều chỉnh vị trí, dùng trong các cơ cấu có tải trọng nhỏ và truyền mô men tương đối nhỏ.

Mối ghép then bằng

Mối ghép then bán nguyệt

+ Mối ghép then vát: Là mối ghép chặt (được đóng chặt vào rãnh trên trục và lỗ), thường dùng trong các cơ cấu có tải trọng tương đối lớn.

+ Mối ghép then hoa: Được dùng phổ biến trong chế tạo máy, có thể di chuyển dọc trục và truyền được mô men xoắn lớn và rất lớn.

  1. Mối ghép chốt

Mối ghép chốt dùng khi nào?

Chốt dùng để lắp ghép hay định vị các chi tiết với nhau. Người ta có thể dùng nhiều loại chốt, chẳng hạn như: chốt trám, chốt trụ, chốt côn, ...

- Ưu điểm khi dùng Mối ghép chốt là: Cấu tạo đơn giản, dễ tháo lắp và thay thế.

- Khi dùng Mối ghép chốt có nhược điểm: Khả năng chịu lực tương đối kém.

- Ứng dụng Mối ghép chốt ở đâu?

Mối ghép chốt thường sử dụng để lắp ghép các bề mặt, cũng được dùng để định vị các chi tiết với nhau hoặc định vị chi tiết trong gia công. Để đảm bảo độ chính xác khi lắp ghép, trong trường hợp định vị, người ta khoan đồng thời các lỗ trên các chi tiết bị ghép.

Chốt gồm có hai loại: Chốt trụ và chốt côn. Chốt côn có độ côn thường là 1:50. Đường kính của chốt trụ và đường kính đáy bé của chốt côn là đường kính danh nghĩa của chốt. Chốt là chi tiết tiêu chuẩn, kích thước của chúng dược quy định trong TCVN 2041 86 và TCVN 2042-86.

  1. Mối ghép hàn

Trước tiên, ta cần nhớ: Hàn là mối ghép không tháo được.

Hàn là một quá trình công nghệ ghép các chi tiết máy lại với nhau bằng cách nung phần tiếp giáp của chúng đến trạng thái nóng chảy (hàn nóng chảy), hoặc nung phần tiếp xúc giữa chúng đến trạng thái dẻo và ép lại với nhau (hàn áp lực). Sau khi nguội, lực liên kết phân tử ở chỗ tiếp xúc sẽ không cho chúng tách rời nhau.

- Ưu điểm của Mối ghép hàn: Tiết kiệm kim loại, khối lượng mối ghép nhỏ hơn so với các phương pháp ghép khác, cho năng suất cao với giá thành thấp, đảm bảo mối ghép kín.

- Nhược điểm của Mối ghép hàn: Chi tiết bị biến dạng và tồn tại ứng suất dư sau khi hàn, chịu tải trọng động và tải trọng va đập kém, chất lượng mối hàn phụ thuộc nhiều vào tay nghề người thợ hàn.

- Ứng dụng của Mối ghép hàn: Được sử dụng phổ biến trong ngành chế tạo máy như hàn nồi hơi, hàn tàu, hàn bể chứa … Ngoài ra còn được sử dụng trong các lĩnh vực như xây dựng, sửa chữa đóng mới ô tô …

Mối hàn giáp mối

Mối hàn chồng

 

Mối hàn góc

Đề xuất liên quan:

  1. Mối ghép đinh tán

Mối ghép đinh tán là gì?

Mối ghép đinh tán là mối ghép cố định và không thể tháo được. Mối ghép gồm hai hay nhiều chi tiết ghép (thường ở dạng tấm) (chi tiết 1 và 2 ở hình dưới đây) và được ghép chặt với nhau nhờ đinh tán hay còn gọi là rive - Chi tiết số 3 trên hình minh họa). 

Đinh tán là gì?

Đinh tán là một thanh hình trụ tròn có mũ; một mũ được chế tạo sẵn được gọi là mũ sẵn, một mũ được tạo nên khi tán đinh vào mối ghép được gọi là mũ tán.

- Ưu điểm của Mối ghép đinh tán: Mối ghép có độ ổn định và chắc chắn cao, chịu được tải trọng rung động lớn, ít gây hư hỏng mối ghép khi tháo lắp.

- Nhược điểm của Mối ghép đinh tán: Hao tốn nhiều kim loại, giá thành cao, hình dáng và kết cấu mối ghép cồng kềnh.

- Ứng dụng Mối ghép đinh tán: Sử dụng cho các mối ghép làm bằng vật liệu không hàn được hoặc khó hàn chịu lực lớn, chịu tải động động và va đập tốt, mối ghép đòi hỏi độ chắc chắn và ổn định kết cấu cao (trong các công trình xây dựng, cầu, trục, khung giàn, bình chịu áp lực …)

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về các loại mối ghép trong Cơ khí, hi vọng sẽ hữu ích cho quá trình nghiên cứu Công nghệ chế tạo máy. Bạn có trao đổi gì về vấn đề này, hãy comment nha. Hẹn gặp lại bạn.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Môn học Máy công cụ Cắt gọt kim loại nghiên cứu những Nội dung gì? Giáo trình Máy công cụ [congnghehcv]

Khi nghiên cứu về Công nghệ chế tạo máy, chúng ta phải tìm hiểu về Nguyên lý cắt gọt kim loại  và dùng các máy công cụ cắt gọt để gia công chi tiết.

Môn học Máy công cụ Cắt gọt kim loại nghiên cứu những Nội dung gì? Blog Công nghệ HCV xin chia sẻ file Giáo trình Máy công cụ bạn có thể tải về miễn phí.

  • Link tải file tài liệu này từ Google Driver: Tại đây 
Đầu tiên ta sẽ tìm hiểu về môn học Máy công cụ đã nhé.

Nội dung môn học Máy công cụ Cắt gọt kim loại nghiên cứu những gì?

Theo tổng hợp của Blog Công nghệ HCV xin chia sẻ với bạn rằng: nội dung chương trình học tập môn Máy công cụ Cắt gọt kim loại gồm 10 chương và các nội dung chính trong đề cuong học tập như sau:

Chương 1: Đại cương về Máy cắt kim loại 

 I- Khái niệm về máy cắt kim loại 

II- Các dạng bề mặt gia công 

III- Các phương pháp tạo hình 

IV- Chuyển động tạo hình 

V – Sơ đồ kết cấu động học 

 VI- Phân loại và ký hiệu 

 VI.1. Phân loại máy 

 VI.2. Ký hiệu 

 

Chương II: Máy tiện 

I . Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện 

I.1 Nguyên lý chuyển động 

I.2. Sơ đồ kết cấu động học máy tiện 

II. Công dụng và phân loại 

II.1. Công dụng 

II.2. Phân loại 

III.3. Các bộ phận cơ bản 

III. Máy tiện ren vít vạn năng 

III.1. Máy tiện T 620

III.2. máy tiện ren vít vạn năng T616 

IV. các loại máy khác 

 IV.1. Máy tiện hớt lưng 

 IV.2. Máy tiện Revonver

 IV.3. Máy tiện đứng 

V. Điều chỉnh máy tiện vạn năng 

 V.1. Điều chỉnh máy gia công côn 

 V.2. Điều chỉnh máy gia công ren 

Cơ cấu hac-ne  trong truyền động máy tiện ren vít T616Cơ cấu hac-ne  trong truyền động máy tiện ren vít T616

Chương III: Máy khoan doa 

 I. Máy khoan 

I.1. Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy khoan 

I.2. Công dụng và phân loại 

I.3. Máy khoan đứng 2A0

I.. máy khoan cần2B56

II. Máy doa 

II.1. Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy khoan 

 II.2. Công dụng và phân loại 

 I I.3. Máy doa ngang 2620B

Chương IV: Máy phay 

 I. Nguyên lý và sơ đồ kết cấu động học 

 II. Công dụng và phân loại 

 III. Máy phay ngang vạn năng P82

 IV . Đầu phân độ 

IV.1. Công dụng 

 IV.2. Phân loại 

 IV.3. Phương pháp phân độ 

 IV.3.1. Đầu phân độ có đĩa chia 

IV.3.1. Đầu phân độ không có dĩa chia 

Chương V: Máy gia công bánh răng 

 I . Các phương pháp gia công 

 II. Máy phay lăn răng 

 II.1. Nguyên lý gia công lăn răng 

 II.2. Máy phay lăn răng 5E32 

 III . Máy xọc răng 

 III .1. Nguyên lý gia công xọc răng 

 III.2. Máy xọc răng 51

Chương VI: Máy mài 

I. Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học 

 II. Phân loại 

II.1. Máy mài tròn ngoài

II.2. Máy mài tròn trong

II.3. Máy mài phẳng

 III. Máy mài tròn ngoài 3A0

 IV . Máy mài phẳng 

 V. Nguyên lý làm việc các máy khác 

Chương VII: Máy chuyển động thẳng 

 I . Máy bào 

I.1. Công dụng phân loại

I.2. Máy bào ngang 7A35

II. Máy xọc 

II. 1. Công dụng 

II.2.Máy xọc 73

III. Máy chuốt

III.1. Công dụng và phân loại 

III.2. Máy chuốt 

Chương VIII: Đại cương về máy tự động 

  1. Khái niệm 

 I. 1. Vai trò

 I. 2. Tự động hóa là gì

II.Lý thuyết về máy tự động 

III. Nhiệm vụ tự động để giảm tổn thất và nâng cao năng suất 

IV. Qui trình công nghệ và vấn đề tự động hóa

 IV.1.Vai trò quy trình công nghệ trên MTĐ 

 IV.2.Các phương án công nghệ khác nhau trên máy tự động 

 IV.3.Chọn công nghệ tiên tiến nhất để tự động hóa 

 IV. Áp dụng nguyên tắc trùng nguyên công 

 V. Phôi liệu dùng trong máy tự động 

 VI. Chế độ cắt trên máy tự động 

Chương IX: Máy tự động

II. Định nghĩa

II.2. Các hệ thống điều khiển

III. Các nhóm máy điều khiển bằng trục phân phối 

IV. Sơ đồ động máy tự động 

Sơ đồ động máy 1106

Sơ đồ động máy 1106

Máy tự động 1106

Sơ đồ động máy 1π12

IV.1.2.6.1 Các cơ cấu kẹp phôi 

Phương pháp kẹp 1 và các loại chấu kẹp 1

Phương pháp kẹp 1I và các loại chấu kẹp 1I

Phương pháp kẹp 1II và các loại chấu kẹp 1II

IV1.2.6.2 Các phương pháp cắt ren trên máy tự động 

V. Sơ đồ động máy nhóm 2

Sơ đồ động máy IB 20-6K

VI. Sơ đồ động máy nhóm 3

Sơ đồ động máy 1b 10

Chương X: Điều chỉnh máy tự động 

I. Nội dung và công việc điều chỉnh máy 

II. Ví dụ về điều chỉnh máy tự động

III.1. Điều chỉnh máy tự động nhóm I 

III.2. Điều chỉnh máy tự động nhóm III

Tóm lại, đến đây, ta đã biết được môn học Máy công cụ Cắt gọt kim loại gồm 10 chương là : 

Chương 1: Đại cương về Máy cắt kim loại

Chương II: Máy tiện

Chương III: Máy khoan doa

Chương IV: Máy phay

Chương V: Máy gia công bánh răng

Chương VI: Máy mài

Chương VII: Máy chuyển động thẳng

Chương VIII: Đại cương về máy tự động

Chương IX: Máy tự động

Chương X: Điều chỉnh máy tự động

Bạn cần tham khảo thêm, hãy tải về file tài liệu đã được chúng tôi chia sẻ trong link phía trên nhé.

 Như vậy, chúng ta đã hiểu rõ hơn về Những nội dung chính trong môn học Máy công cụ Cắt gọt kim loại, bạn có trao đổi gì về nội dung này không? Hãy để lại comment cuối bài viết này nhé.

Đề xuất liên quan:


Được xem nhiều nhất All