Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT DẠNG HỘP. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT DẠNG HỘP. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Công nghệ chế tạo máy: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TIỆN CNC SIEG - KC6S [congnghehcv]

 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TIỆN CNC SIEG - KC6S

Link tải file bài viết Nếu cần, bạn có thể tham khảo  Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

1. Cấu tạo máy tiện KC6S - SIEG 

Máy tiện CNC có nhiều loại lắm, nhưng cấu tạo khá tương đồng về kết cấu và các bộ phận chính. Các bộ phận chính của máy tiện SIEG – KC6S được mô tả chi tiết trong bản Hướng dẫn kèm theo máy; ta quan tâm tới một số bộ phận chính để tiện chăm sóc bảo quản trong quá trình khai thác máy.

1.1. Động cơ dẫn động trục chính

Động cơ dẫn động trục chính  (Hình a) là động cơ điện 220V, 50Hz có công suất đảm bảo tốc độ lập trình tối đa cho trục chính là 99999 vòng/phút.

1.2. Bình dầu truyền lực 

Khi máy hoạt động được điều khiển bởi chương trình từ máy tính, sự dịch chuyển của dao tạo ra cắt gọt trên phôi, sự dịch chuyển này đều được điều khiển dạng xung thông qua hệ thống thủy lực, dầu dẫn động cho hệ thống phải đảm bảo chất lượng và số lượng. Loại dầu dùng cho máy CNC dòng SIEG này là DOT 3 trở lên. Bình dầu có bố trí đường dẫn và vị trí bổ sung dầu (Hình b).

1.3. Đài gá dao

Đài gá dao (Hình c) của KC6S - SIEG giúp ta có thể gá tối đa 4 dao cùng lúc, nó được thiết kế để dao chuẩn 10x10 sẽ đồng tâm với trục phôi trên mâm cặp.

1.4. Công tắc nguồn điện và kết nối

Ở phía bên hông phải của máy (Hình d) được bố trí công tắc nguồn với 2 chế độ On/Off; đồng thời có bố trí ổ cắm kết nối với computer hoặc thiết bị phụ trợ khác.



Các bộ phận chính trên Máy tiện CNC SIEG - KC6S

Các bộ phận chính trên Máy tiện CNC SIEG - KC6S

Các bộ phận chính trên Máy tiện CNC SIEG - KC6S

Các bộ phận chính trên Máy tiện CNC SIEG - KC6S

c)                 d)

Hình 2.1. Một số bộ phận chính trên SIEG - KC6S 


2. Hướng dẫn sử dụng máy tiện SIEG – KC6S

2.1. Các bước khởi động và tắt máy 

Khi bắt đầu, nguồn điện cấp đến máy tiện và máy tính của chúng ta được cần được đảm bảo phù hợp. Bật công tắc nguồn điện bên hông phải của máy tiện về vị trí “ON”, kết nối tương thích máy tiện với máy tính (hình 2.3), khởi động máy tính và bật trình điều khiển để mở ra giao diện điều khiển.


Các bộ phận chính trên Máy tiện CNC SIEG - KC6S

Hình 2.2. Công tắc nguồn điện chính trên KC6S


Hình 2.3. Đảm bảo kết nối tương thích máy tính với máy tiện

Máy sẵn sàng làm việc khi hoạt động tốt các chức năng tự động thông qua trình điều khiển và cũng có thể điều khiển được bằng tay.

Hết phiên làm việc hoặc hoàn thành công việc, ta tắt máy theo các bước như sau:

- Đóng cửa sổ làm việc của trình điều khiển. Thực hiện thao tác này sau khi đã kiểm tra và đảm bảo đài gá dao ở vị trí an toàn.

- Tắt máy tính.

- Ngắt kết nối máy tính với máy tiện.

- Bật công tắc nguồn điện trên máy tiện về vị trí “OFF”.

2.2. Giao diện màn hình điều khiển

Khi khởi động trình điều khiển, giao diện màn hình điều khiển chính mở ra có dạng: như trên hình 2.4.

Trong đó, ta chú ý tới một số chức năng nổi bật như sau:

- Nút Reset:  giúp ta khởi động lại các thông số từ đầu

- Nút E-Stop

Trong trường hợp sự cố, cần cho hệ thống "Dừng khẩn cấp" ta nhấn nút "E-Stop", lúc này biểu tượng trạng thái E-Stop sẽ được hiển thị trên thanh trạng thái. Khắc phục xong sự cố, trước khi máy hoạt động bình thường trở lại ta Click Reset đồng thời xoay núm E-Stop trên máy.

Giao diện chính màn hình điều khiển

1 - Biểu tượng trạng thái hoạt động của trục chính; 2 - biểu tượng trên thanh trạng thái; 3 - Nút Reset; 4 - Nút dừng khẩn cấp; 5 - Vùng menu điều khiển; 6 - Vùng hiển thị chính; 7 - Các chế độ làm việc.

Hình 2.4. Giao diện chính màn hình điều khiển

2.3. Thiết lập gốc toạ độ, xét dao và xét phôi

a. Thiết lập gốc toạ độ máy tiện KC6S-SIEG

Trên Máy tiện KC6S-SIEG này, hệ trục tọa độ dùng xác định theo quy tắc bàn tay phải  thông thường. Trong đó trục Z nằm ngang dọc trục phôi; trục X vuông góc với trục Z, chiều dương hướng ra ngoài.

Hình 2.5. Tọa độ trên máy tiện KC6S-SIEG

Khi gia công phải “chỉ định” gốc tọa độ thông qua thao tác xét dao và xét phôi.

b. Xét dao và phôi 

Để khai báo gốc tọa độ cho dao đã lắp trên đài gá (Ví dụ: T0101), vào chế độ "Jog", ta xét dao và phôi thông qua "Tool Measure".

Điều khiển bằng tay thông qua giao diện chính trên máy tính, để dao tiến về phía phôi, thực hiện thao tác xén mặt đầu với dao và tốc độ trục chính thích hợp, lùi dao ra theo phương X, ta chọn giá trị “gốc 0” cho trục Z bằng cách: 

- Nhấp vào nút "Tool Measure", nhập "Z0" trong cửa sổ hộp thoại pop-up như thể hiện trong hình  2.6.

- Nhấn phím "Enter", sau đó hệ thống sẽ tính toán "Giá trị bù dao trục Z" và điền nó vào phần tử (dòng ”T0101”, cột “Chiều dài Z”) trong "Tool Offset Table”. 

Hình 2.6. Xét dao trục Z

Thực hiện tiện láng 1 lớp mỏng trên phôi để đảm bảo phôi có tiết diện tròn đều, giữ tọa độ trục X không thay đổi, di chuyển dao theo trục Z hướng ra xa phôi, dùng panme đo giá trị đường kính phôi đã tiện láng (ví dụ: D = 30mm), khai báo giá trị “gốc 0” trục X, như sau: 

- Nhấn vào nút "Tool Measure"; nhập vào "X30" trong cửa sổ hộp thoại hiện lên, như thể hiện trong hình 2.7. 

- Nhấn "Enter", sau đó hệ thống sẽ tính toán "Giá trị bù dao trục X" và điền nó vào bảng (dòng ”T0101”, cột ”Chiều dài X”) trong "Tool Offset Table ".

Hình 2.7. Xét dao trục X.

3. Một số chu trình gia công trên máy tiện CNC SIEG – KC6S

  • Tiện trụ trơn ngoài

  • Tiện ren ngoài

  • Tiện mặt định hình

Mời các bạn đón chờ trong các nội dung tiếp theo sớm được Blog Học cùng HCV chia sẻ nhé.

Được xem nhiều nhất All