Hiển thị các bài đăng có nhãn máy cắt kim loại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn máy cắt kim loại. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Các Dạng Bề Mặt Gia công Trong Công Nghệ Chế Tạo - Bài giảng Máy công cụ - Blog Công nghệ HCV [congnghehcv]

Ở trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm máy cắt kim loại và tìm hiểu về môn học máy công cụ cắt gọt kim loại. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các dạng bề mặt gia công các phương pháp tạo hình những bề mặt gia công trong công nghệ chế tạo máy.

Từ khóa cho bài viết này: Có những loại máy công cụ nào? Bề mặt gia côngCác Phương pháp tạo hình.

Các Dạng Bề Mặt Thường Dùng Trong Công Nghệ Chế Tạo

Bề mặt hình học của chi tiết máy rất đa dạng và chế tạo các bề mặt này trên các máy cắt kim loại có rất nhiều phương pháp khác nhau. Để có thể xác định các chuyển động cần thiết, tức là chuyển động của các cơ cấu chấp hành của máy công cụ tạo ra bề mặt đó, người ta cần nghiên cứu các dạng bề mặt gia công trên máy cắt kim loại. Các dạng bề mặt thường gặp là: Dạng trụ tròn xoay, dạng mặt phẳng và dạng phức tạp. 

1. Dạng trụ tròn xoay

Dạng bề mặt trụ tròn xoay có thể được tạo ra từ các đường sinh là đường thẳng hoặc đường tròn.

Dưới đây là những bạn về mặt tròn xoay thường gặp:

 - Đường chuẩn là đường tròn kết hợp đường sinh thẳng

Thể hiện mặt trụ được hình thành do đường sinh là đường thẳng quay chung quanh đường chuẩn là đường tròn.

 - Đường chuẩn tròn kết hợp đường sinh gãy khúc

Dạng bề mặt tròn xoay, đường chuẩn tròn, đường sinh gãy khúc 

- Đường chuẩn là đường tròn, đường sinh cong

Dạng bề mặt tròn xoay, đường chuẩn tròn, đường sinh cong 

2. Dạng mặt phẳng

Trong công nghệ chế tạo máy, dạng mặt phẳng được tạo ra do đường sinh gãy khúc, hoặc đường sinh thẳng kết hợp với đường chuẩn thẳng. như thế chúng ta có các dạng bề mặt thường gặp trong phay, bào, xọc .

Dưới đây là minh họa cho những trường hợp đặc biệt Của mặt phẳng gia công kể trên. 

 - Đường chuẩn là đường thẳng, đường sinh thẳng

Dạng bề mặt phẳng, đường chuẩn thẳng, đường sinh thẳng

  - Đường chuẩn là đường thẳng, đường sinh gãy khúc

 -  Đường chuẩn là đường thẳng, đường sinh cong

3. Các dạng đặc biệt của bề mặt gia công

Các dạng bề mặt gia công đặc biệt được kẻ tới bao gồm: mặt trụ, mặt nón không tròn xoay và mặt dạng cam.

Ngoài ra, bề mặt đặc biệt còn có dạng thân khai, acsimet, cánh tuabin , mái chèo v.v…

Tóm lại, từ các dạng bề mặt nói trên, ta có thể tạo ra chúng bởi hai loại đường sinh sau đây:

1. Đường sinh do các chuyển động đơn giản: thẳng và quay tròn đều của máy tạo nên như đường thẳng, đường tròn hay cung tròn, đường thân khai, đường xoắn ốc…

2. Đường sinh do các chuyển động thẳng và quay tròn, không tròn đều của máy tạo nên như đường parabol, hypebol, elip, xoắn logarit … cần có những kết cấu máy phù hợp để thực hiện các chuyển động phức tạp này .

Những đường sinh nói trên chuyển động tương đối với một đường chuẩn sẽ tạo ra bề mặt của các chi tiết gia công. Do đó, một máy cắt kim loại muốn tạo được bề mặt gia công phải truyền cho cơ cấu chấp hành (dao và phôi) các  chuyển động tương đối để tạo ra đường sinh và đường chuẩn.

Những chuyển động cần thiết để tạo nên đường sinh và đường chuẩn gọi là chuyển động tạo hình của máy cắt kim loại.

CÁC PHƯƠNG PHÁP TẠO HÌNH TRÊN MÁY CÔNG CỤ CẮT GỌT KIM LOẠI

1. Phương pháp theo vết

 Là phương pháp hình thành bề mặt gia công do tổng cộng các điểm chuyển động của lưỡi cắt, hay là quỹ tích của các chất điểm hình thành nên bề mặt gia công.

2. Phương pháp định hình

Là phương pháp tạo hình bằng cách cho cạnh lưỡi cắt trùng với đường sinh của bề mặt gia công.

3. Phương pháp bao hình

Là phương pháp dao cắt chuyển động hình thành các đường điểm, quĩ tích các đường điểm hình thành đường bao và đường bị bao, đường bị bao chính là đường sinh chi tiết gia công.


CHUYỂN ĐỘNG TẠO HÌNH

1. Chuyển động tạo hình là gì?

Chuyển động tạo hình bao gồm mọi chuyển động tương đối giữa dao và phôi để hình thành bề mặt gia công.

Chuyển động tạo hình thường là chuyển động vòng và chuyển động thẳng. Trong chuyển động tạo hình có thể bao gồm nhiều chuyển động mà vận tốc của chúng phụ thuộc lẫn nhau. Các chuyển động như thế được gọi là chuyển động thành phần.

2. Có mấy loại chuyển động tạo hình?

Phân loại chuyển động tạo hình theo mối quan hệ các chuyển động.

  Chuyển động tạo hình đơn giản: là chuyển động có các cơ cấu chấp hành không phụ thuộc vào nhau. 

  Chuyển động tạo hình phức tạp: là chuyển động có các cơ cấu chấp hành phụ thuộc vào nhau.

   Chuyển động tạo hình vừa đơn giản vừa phức tạp:

Là chuyển động có các chuyển động cho cơ cấu chấp hành phụ thuộc và không phụ thuộc vào nhau.

Trên đây là một số cách phân loại chuyển nhượng tạo hình có thể có những cách phân loại khác nhau nhưng nó cùng dựa trên cơ sở này. 

Tổ hợp giữa chuyển động tạo hình với phương pháp gá đặt: Không phải chỉ đánh giá đúng hình dáng bề mặt, phương pháp gia công và chuyển động tạo hình, tất yếu hình thành bề mặt gia công, nhưng hình dáng chi tiết còn phụ thuộc vào vị trí gá đặt dao và phôi.

Được xem nhiều nhất All