Hiển thị các bài đăng có nhãn MÁY PHAY CNC. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn MÁY PHAY CNC. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

pub Công nghệ chế tạo máy > Gia công phay: PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER [congnghehcv]

PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER

Link tải file bài viết này

Chuẩn bị PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC

- Nghiên cứu bản vẽ: [hốc phẳng trên phôi 200*500*20, rmin = 3mm] .

  • Hốc phẳng kích thước: 100x200x15

  • Bán kính chuyển tiếp tại 4 góc: R = 4mm

  • Gốc tọa độ phôi tại góc trên cùng bên trái của phôi

- Dụng cụ, trang thiết bị:

+ Dụng cụ cắt: Dao phay ngón phi 6.

+ Dụng cụ gá lắp: Bầu cặp dao phay; Đồ gá phôi; Cờ lê 13,14,17; Chổi lông, giẻ lau;

+ Dụng cụ kiểm tra: Thước cặp 1/20.

+ Máy Phay CNC Router; Máy tính đã kết nối với máy phay.

Trình tự thực hiện PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER

Bước 1. Thiết kế, lập trình  PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER

- Thiết kế phôi: Khởi động phần mềm Pro Engineer, chọn chế độ thiết kế vật thể Part và thiết kế phôi đạt kích thước của bản vẽ. Thông số phôi: dạng solid, kích thước Dài x Rộng x Cao: (100x50x20).

+ Chọn “New”: Để mở 1 chương trình làm việc mới.

Hình 3.10

+ Chọn loại bản vẽ “Part” ; đặt tên file; chọn đơn vị mm; 

Hình 3.11


+ Chọn “Extrude” để tạo phôi 

Hình 3.12

Sau đó ta chọn “ Define” trong “Placement” để thiết kế với chế độ mặc định.

Hình 3.13

+ Chọn mặt phẳng vẽ là 1 trong 3 mặt phẳng hình chiếu cơ bản, có thể chọn là “Top”; 

+ Nhấp chuột chọn “Sketch” để vào môi trường vẽ phác thảo. Chọn công cụ Rectangle để vẽ biên dạng phôi, sau đó thiết lập chiều dày phôi theo yêu cầu. 

+ Đặt gốc tọa độ bằng công cụ Coordinate System.

+ Lưu sản phẩm: khi thiết kế xong lưu lại “Save as”.

- Thiết kế hốc: Dùng công cụ Extrude để tạo hốc có kích thước theo bản vẽ. Trong thao tác này cần chú ý chiều “Extrude” phải ngược lại để tạo hốc. Khi tạo góc lượn hốc, bán kính góc lượn lớn hơn hoặc bằng bán kính dao phay.

+ Lưu sản phẩm: khi thiết kế xong lưu lại “Save as”.

- Thiết lập chế độ cắt gọt: Trên Pro Engineer, khởi tạo môi trường gia công Manufacturing, đặt tên; chọn đơn vị mm_nc (hình 3.14)

+ Sau đó gọi chi tiết cần gia công. 

+ Trên thanh “Automatic” chọn mặc định “Default”;

+ Trên thanh công cụ “Step” chọn “Operation”; hộp thoại mở ra chọn tên máy CNC gia công, gốc tọa độ gắn với máy “Machine Zero”, bề mặt “Surface(hình 3.15)

Trên Thanh công cụ, chọn Volume Rough để gia công.

 

+ Tại bảng điều khiển “Menu Manager” tích chọn: Name, Tool, Parameters, Volume, Build Cut.

 

+ Chọn thông số dao phay: Đường kính và chiều dài dao. (hình 3.16)

Hình 3.16

+ Chọn thông số cắt gọt: (hình 3.17) Lựa chọn các thông số sao cho phù hợp với điều kiện gia công như vật liệu của phôi, chất lượng dao. Ở đây ta lấy ví dụ với dao thép gió chất lượng tốt, phôi làm bằng vật liệu nhựa POM:

Hình 3.17

Trong đó: Cut Feed: Tốc độ cắt (mm/phút); Step Depth: Chiều sâu cắt; Groove Depth: Chiều sâu gia công; Clear Dist: Chiều cao an toàn; Spindle Speed: Tốc độ quay trục chính (vòng/phút).

+ Chọn đối tượng gia công: Đưa con trỏ vào bề mặt đáy hốc.

- Chạy Play Path (hình 3.18)

Hình 3.18

+ Lưu file: file/Save as/ đặt tên: “TenChuongTrinh”. Lúc này file được tạo dưới dạng “.ncl

- Xuất chương trình gia công 

Chuyển file tạo được sang dạng “*.tap”: Trên thanh công cụ chọn Tool/CL Data/Post Process; Chọn file; chọn UNCX01.P20 (hình 3.19)

Như vậy ta đã thiết kế được chi tiết cần gia công dưới dạng “*.tap

Qua phần trên đây, chúng ta cũng đã hiểu cách xuất file gia công trên phần mềm Pro Engineer 5.0, qua đó đã có được file gia công để phay hốc phẳng theo yêu cầu. bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu các bước phay hốc trên máy phay phay cnc Router nhé.

Bước 2. Gia công PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC

- Thao tác Gá dao: Dùng cờ lê 13,14, 17 lắp dao phay lên bầu cặp với colet ER32.

- thao tác Gá phôi: Gá phôi trên bàn máy với bộ đồ gá.

- Tiến hành Gia công cắt gọt: Gia công PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC có thể chia thành 3 giai đoạn dưới đây.

(1) Set gốc tọa độ: Khởi động máy phay CNC, khởi động phần mềm NcStudio, mở file đã tạo ở phần trên : “TenChuongTrinh.tap” bằng cách kích chuột vào File/Open and load. Chọn gốc tọa độ máy phay CNC bằng cách: Di chuyển dao về vị trí trùng với gốc phôi đã định thông qua các nút điều khiển trên “Manual”. Đặt vị trí đó là gốc tọa độ của máy phay bằng cách kích chuột vào thanh “W.Coor”, kết quả ta xác định được gốc tọa độ X0, Y0 và Z0.

(2) Chạy thử không cắt: nâng dao lên đạt Z10 và đặt tạm thời là Z0 để chạy thử không cắt gọt, thao tác này giúp tăng độ tin cậy trong quá trình thử nghiệm đầu loạt sản xuất. Nếu quá trình gia công chưa tối ưu ta có thể điều chỉnh và xuất lại chương trình gia công, nếu phương hướng công nghệ hợp lý, ta chuyển sang bước tiếp theo.

(3) Cắt gọt chính thức: Ta chạm dao lại bề mặt chi tiết để xác định Z0 trước khi vào cắt gọt chính thức. Kích chuột vào biểu tượng : “ ”  để bắt đầu. Trong quá trình gia công nếu có bất thường gì thì dùng nút dừng khẩn cấp “E-Stop”. Sau khi gia công xong dừng máy: kích chuột vào biểu tượng:  “Force to stop”. Kết thúc chương trình gia công: tắt máy, ngắt nguồn điện, tháo sản phẩm và làm vệ sinh công nghiệp.

c. Kiểm tra PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC

Làm sạch, dùng thước cặp kiểm tra kích thước của hốc phẳng vừa gia công. So sánh kích thước đo được với yêu cầu kỹ thuật và phân loại sản phẩm.

Một số dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng khi phay hốc phẳng trên máy phay CNC Router

Dạng sai hỏng

Nguyên nhân

Biện pháp đề phòng

Kích thước không đạt yêu cầu.

- Do máy kém chính xác, hoặc cài đặt Parameter sai.

- Điều chỉnh thông số Parameter đúng thông số.

Hốc đạt kích thước nhưng sai lệch tọa độ

Lúc xét phôi, lấy gốc tọa độ không cẩn thận

  Lấy gốc tọa độ tỉ mỉ, chính xác, nhớ chú ý đường kính dao khi chạm phôi và hướng chạm phôi.

Góc lượn chuyển tiếp của thành hốc không đạt

Chọn dao có đường kính quá lớn

Chọn dao hợp lý: bán kính thân dao phải nhỏ hơn bán kính chuyển tiếp nhỏ nhất.

Độ nhám bề mặt không đạt yêu cầu.

- Dao bị mòn, các góc của dao không đúng.

- Chế độ cắt không hợp lí.

- Hệ thống công nghệ kém cứng vững

- Kiểm tra dao và góc độ của dao cẩn thận.

- Sử dụng chế độ cắt hợp lí. 

- Gá dao đúng kỹ thuật, tăng cường độ cứng vững cho hệ thống công nghệ.


Phân tích các nguyên nhân gây ra sai hỏng khi vận hành máy phay CNC như trên giúp bạn có thể khai thác máy CNC đạt hiệu quả và an toàn.
Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về "PHAY HỐC PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER", hi vọng hữu ích cho bạn.
Bạn có thể xem thêm đề xuất liên quan về Gia công phay khác: Quy trình PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS

Công nghệ chế tạo máy > Gia công phay: Các bước PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS [congnghehcv]

PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS

Tải file bài viết này Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

 

Phay mặt phẳng là phương pháp phổ biến trong gia công cơ khí chính xác. Có nhiều phương pháp phay mặt phẳng để ta áp dụng, có thể dùng bằng dao phay trụ, dao phay đĩa, dao phay ngón, trên máy phay vạn năng hoặc máy CNC. 

Trên trung tâm gia công 3 trục Melon V650L dùng hệ điều khiển Siemens Sinumerik 808D (sau đây gọi là máy phay CNC dùng hệ điều khiển Siemens) thực hiện gia công mặt phẳng được thực hiện theo chu trình mẫu, rất thuận tiện.

Ban đầu, một Phôi có kích thước (75x45x15) cần phay phẳng bề mặt. với Chiều sâu cắt 1mm. - Gốc tọa độ như trên hình vẽ - Phôi Nhôm, dao tùy chọn - Thực hiện trên máy phay 3 trục Melon V650L dùng hệ điều khiển Siemens Sinumerik

Phôi có kích thước (75x45x15) cần phay phẳng bề mặt
Bây giờ, chúng ta sẽ làm công tác Chuẩn bị để PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC nhé.

- Chuẩn bị Trang bị: Máy phay CNC 3 trục dùng hệ điều khiển Siemens đã được kết nối điện nguồn, khí nén và bơm nước.

- Chuẩn bị Dụng cụ: Chìa vặn đài dao, dao phay phi 16, căn, búa, ê tô máy, thước cặp, chổi lông, giẻ lau.

- Chuẩn bị Phôi: nhôm tấm kích thước (75x45x15)

Thực hiện Phay Mặt phẳng trên máy phay CNC Wellon V650L

Bước 1: Gá dao, gá phôi

Thực hiện gá dao lên bầu dao với collet thích hợp, dùng chìa vặn siết chặt đai ốc hãm bầu dao.

Phôi được rà gá đảm bảo chắc chắn, không nghiêng lệch.

Xét gốc tọa độ phôi, khai báo bán kính dao.

Bước 2: Lập trình gia công

Khi lập trình, ta cần cấp điện nguồn, chuyển công tắc nguồn sang vị trí ON , sau đó nhấn nút khởi động máy Phay và đảm bảo đủ áp suất khí nén trong ngưỡng (6÷6,8) kG/cm2. Quan sát đồng hồ áp suất để biết áp suất thực tế của khí nén trong hệ thống

Đồng thời, đảm bảo nút dừng khẩn cấp đã được phục hồi theo chỉ dẫn 2

congnghehcv


Hình 2. 10 Đồng hồ áp suất khí nén


Hình 2. 12 Chỉ dẫn khởi động máy phay CNC V650L

Tiếp theo, ta tạo chương trình gia công mới bằng cách nhấn phím Program Manage, hình 2. Xxx.

PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS


Sau đó, ta chọn New hoặc New folder để tạo đối tượng mới. Ta đặt tên trong mục Name bằng các kí tự a-z,0-9 và không có khoảng trắng. Nhập tên xong ta xác nhận bằng phím mềm OK với kí hiệu dấu tích màu xanh

PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS

Tiếp theo, ta tạo chương trình với kết cấu 3 phần thông thường. 

Nhập đoạn lệnh đầu chương trình.

 Thân chương trình sẽ là nơi lập trình các câu lệnh gia công mặt phẳng. Đây là trọng tâm của bài tập này, ta chọn Face milling trong mục Mill tại bảng thực đơn thông qua các phím mềm (SK).

PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS

Bắt tay vào thiết đặt các thông số công nghệ gia công mặt phẳng, các thông số được diễn giải trong bảng dưới đây.

PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS

Cuối chương trình là khối lệnh rút dao, về gốc và dừng trục chính. Ý nghĩa các lệnh này được mô tả dưới đây.

Sau khi hoàn thành lập trình, ta nên chạy thử bằng chế độ Test Program. Để bắt đầu ta nhấn chọn phím mềm  Excute***

Luôn kiểm tra an toàn trước khi gia công, cửa kính chắn phoi cần được đóng kín trước khi chạy ở chế độ tự động Auto.

bangr dideeuf khieenr mays siemens

Kiểm tra đèn Test program đã bật sáng, nhấn nút Start Cycle để chạy thử soát lỗi, nếu có lỗi chương trình sẽ cần được khắc phục trước khi chạy chính thức.


Bước 3: Kết thúc

Trên đây chúng ta đã tìm hiểu và quy trình công nghệ phay mặt phẳng trên máy phay CNC 3 trục V650L. Sau khi Phân tích dữ kiện đầu vào ta hiểu rõ về Kết cấu cần gia công, Chúng ta làm công tác chuẩn bị máy, Chuẩn bị dụng cụ rồi thực hiện các thao tác với 3 bước như trên. Hi vọng rằng các bạn sẽ thực hiện thành công thao tác thay mặt phẳng trên máy CNC V650L và tiến tới làm chủ các thao tác vận hành máy phay CNC. 

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về Quy trình PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS. Hi vọng hướng dẫn các bước Chúc các bạn thành công trong vận hành máy phay cnc.

Được xem nhiều nhất All