Hiển thị các bài đăng có nhãn Các bước bào rãnh trên máy bào ngang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Các bước bào rãnh trên máy bào ngang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

[congnghehcv] Công nghệ chế tạo máy: Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang - congnghehcv

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang" trong chủ đề Các phương pháp gia công cắt gọt có phoi. Bài viết này nằm trong loạt bài viết giúp bạn tìm hiểu về đặc trưng của các phương pháp gia công cơ khí. Bạn có thể xem thêm các bài cùng chủ đề:

Trong gia công cơ khí có những phương pháp gia công nào? Đặc trưng của từng phương pháp đó ra sao? Hãy cùng CongNgheHCV tìm hiểu nhé.  

Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang

Bạn có thể tải file word bài viết này tại đây.

Phương pháp gia công bào là gì?

Gia công bào là phương pháp cắt gọt kim loại có phoi, thực hiện bằng sự chuyển động của dao bào theo hướng tịnh tiến. Trong mỗi hành trình kép, dao bào tiến/lui theo phương ngang, và chỉ có 1 hành trình cắt gọt, hành trình còn lại chạy không.

Phương pháp gia công bào với máy bào ngang  và dao bào

Các đặc trưng của phương pháp bào

- Trên máy bào, chuyển động tạo hình chính là chuyển động tương đối giữa dao và phôi để hình thành nên bề mặt gia công. Các bề mặt được tạo ra đều có dạng đường sinh thẳng.

- Xét về mặt công nghệ, chuyển động tạo hình có hai dạng căn bản là chuyển động chính: chuyển động tạo ra vận tốc cắt để thể hiện quá trình cắt gọt và chuyển động chạy dao (chuyển động đảm bảo quá trình cắt được thực hiện liên tục). Ngoài ra, còn có các chuyển động phụ, không tham gia vào quá trình cắt gọt như chuyển động phân độ, chuyển động tiến dao, lùi dao v…v…

- Gia công trên máy bào thông thường sẽ không cần sử dụng đến các thiết bị là đồ gá và các loại dao cắt phức tạp như một số hình thức gia công khác.

- Phương pháp bào rất thích hợp trong gia công các sản phẩm có chiều dài tương đối lớn cùng với thiết kế chiều rộng tương đối nhỏ

Phương pháp gia công bào bằng máy bào ngang

Khả năng công nghệ của phương pháp bào

- Phương pháp bào có khả năng gia công các mặt ngang, đứng, nghiêng, mặt phẳng có bậc. Ngoài ra còn có thể gia công cắt đứt, cắt những rãnh thẳng có nhiều hình dạng khác nhau như rãnh đuôi én, rãnh chữ T. Trong vài trường hợp đặc biệt bào có thể gia công những rãnh định hình, gia công một số bánh răng thẳng với môđun răng tương đối lớn với yêu cầu độ chính xác profin răng không cao, gia công các trục then hoa.

Khả năng công nghệ của phương pháp bào

- Phương pháp bào có thể gia công thô, gia công tinh và gia công tinh mỏng. Khi bào thô có thể đạt độ chính xác cấp 12 - 13, độ nhẵn bề mặt RZ = 80 micromet. Khi bào tinh có thể đạt độ chính xác cấp 7 - 8, độ nhẵn bề mặt Ra = 2,5 micromet. Khi bào tinh mỏng có thể đạt độ chính xác cấp 6 - 7, độ nhẵn bề mặt Ra = 1.25 - 0.63 micromet.

Sau đây, chúng ta cùng nhau tham khảo trình tự gia công kết cấu rãnh vuông trên máy bào nhé.

Các bước thực hiện bào rãnh vuông trên máy bào ngang

Bước 1: Kiểm tra phôi và lấy dấu sơ bộ

+ Để thực hiện được các bài tập đảm bảo độ chính xác cao, tránh dẫn đến phế phẩm, thì việc kiểm tra phôi, kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của phôi như: độ song song, độ vuông góc ... là rất quan trọng

+ Vạch dấu tâm của các vị trí rãnh và kích thước của các rãnh, nhằm định hình cho việc gia công thuận lợi

Bước 2: Định vị và kẹp chặt phôi

Trong quá trình bào người ta thường sử dụng các dụng cụ gá phù hợp với kích thước của vật gia công, mặt khác còn phụ thuộc vào tính chất, độ chính xác, độ nhám của chi tiết. Các loại đồ gá thường dùng để kẹp chặt và định vị chi tiết gồm: Các loại vấu kẹp, phiến gá, mỏ kẹp hay eto vạn năng

Bước 3: Gá và rà phôi

Bước này gồm những phần việc sau :

- Điều chỉnh máy bào

+  Điều chỉnh khoảng chạy đầu dao bào theo công thức:

 L hành trình = chiều dài phôi + 3,5 chiều rộng của cán dao

+ Điều chỉnh đầu bào ra vào cho phù hợp với khoảng chạy dao

- Gá dao và điều chỉnh dao

Thường sử dụng dao bào cắt đối với rãnh có kích thước nhỏ. Đối với rãnh có kích thước lớn hơn thường sử dụng dao bào xén trái và dao bào xén phải.

Bước 4: Tiến hành bào rãnh vuông và  kiểm tra kích thước rãnh sau khi bào là hoàn thành phần việc rồi.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phương pháp Bào trong Gia công cơ khí. Trong bài viết này, chúng ta cũng đã phân tích được các bước thực hiện Bào rãnh trên máy bào ngang.

Hi vọng, bài viết Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang này hữu ích với bạn. Có gì trao đổi hãy để lại bình luận nha. Chúc các bạn thành công. 

Được xem nhiều nhất All