Hiển thị các bài đăng có nhãn Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu chi tiết dạng hộp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu chi tiết dạng hộp. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Công nghệ chế tạo các chi tiết máy dạng Hộp: Đặc điểm và Yêu cầu kĩ thuật - Blog Công nghệ HCV - [congnghehcv]

Trong các cơ cấu và máy móc, chi tiết dạng hộp thường là chi tiết cơ sở để đảm bảo vị trí và sự tương quan của tất cả các chi tiết trong cơ cấu.

Chi tiết dạng hộp thường có hình dạng phức tạp với hình khối rỗng. Trên hộp có một số lượng lớn các mặt phẳng phải gia công với độ chính xác khác nhau và cũng có một số lượng lớn các mặt phẳng không phải gia công. Đặc biệt, trên chi tiết hộp thường có một hệ lỗ; Hệ thống lỗ này có vị trí tương quan chính xác và cũng còn có một số lượng lớn các lỗ nhỏ để kẹp chặt các chi tiết khác trên hộp.

ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CÁC CHI TIẾT DẠNG HỘP 

Tải File word bài viết Nếu cần, bạn có thể tham khảo  Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

Bài viết này đề cập tới các nội dung sau:

  • 1. Đặc điểm chi tiết dạng hộp

  • 2. Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu chi tiết dạng hộp

  • 3. Vật liệu và phôi chế tạo chi tiết dạng hộp

Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu Đặc điểm cơ bản của chi tiết máy dạng hộp. 

1. Đặc điểm của chi tiết máy dạng hộp

Hộp số ô tô, cấu tạo hộp số ô tô

Vỏ Hộp số ô tô là một chi tiết máy dạng hộp điển hình.


- Chi tiết dạng hộp có nhiều vách, độ dày mỏng của các vách khác nhau, trong các vách có nhiều gân, có nhiều phần lồi lõm.

- Chi tiết dạng hộp Có nhiều mặt phẳng phải gia công để làm mặt tiếp xúc, mặt lắp ghép.

- Chi tiết dạng hộp có thể có nhiều lỗ cần được gia công chính xác, để thực hiện các mối lắp ghép. Khi gia công, hệ thống các lỗ trên chi tiết máy dạng hộp được chia ra 2 dạng:

 + Lỗ chính xác: thường dùng để đỡ cổ trục.

 + Lỗ không chính xác: Gọi là lỗ phụ, các lỗ này thường dùng để kẹp hoặc đỡ các bộ phận khác. Các chi tiết dạng hộp được sử dụng rất rộng rãi trong những kết cấu cơ khí.

Hộp có thể chế tạo liền khối hoặc ghép từ một số phần lại với nhau. Trong tất cả các loại máy móc, từ máy công cụ, máy động lực, máy nông nghiệp, máy làm rừng, máy móc trên các tàu biển, giao thông,… đều có các chi tiết dạng hộp.

Vỏ hộp tốc độ máy tiện, cấu tạo hộp số máy tiện

Vỏ hộp tốc độ máy tiện - đây là chi tiết máy điển hình.

Nhìn chung, các chi tiết dạng hộp là chi tiết phức tạp khó gia công. Khi gia công chi tiết hộp, chúng ta cần phải phân tích những Yêu cầu kĩ thuật chủ yếu của chi tiết hộp, xin mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây. 

2. Những yêu cầu kỹ thuật chủ yếu chi tiết dạng hộp


Chi tiết dạng hộp

Hình 3.1b. Chi tiết dạng hộp 

e. vỏ hộp số ô tô; f. thân hộp chạy dao; g. nòng ụ động; h. thân hộp số

Một số mặt ngoài và lỗ gia công đạt độ chính xác cao: Cấp (7 8) có khi đạt cấp 6, độ nhám bề mặt  Ra (2.5 0.32) có khi cao hơn.

Sai số hình dáng hình học của các lỗ bằng (0,5 0,7) dung sai đường kính lỗ.

Dung sai khoảng cách tâm giữa các lỗ phụ thuộc vào chức năng của nó. Nếu lỗ dùng để lắp trục bánh răng thì dung sai khoảng cách tâm là (0,020,1) mm. 

Dung sai độ không song song của các tâm lỗ bằng dung sai của khoảng cách tâm các lỗ. 

Độ không vuông góc của các tâm lỗ dùng để lắp trục với bánh răng côn và lỗ dùng để lắp trục vít, bánh vít là (0,020,06) mm.

Dung sai độ không đồng tâm của các lỗ đồng trục bằng 1/2 dung sai đường kính lỗ nhỏ nhất.

Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ trên hộp lấy trong khoảng (0,010,05) mm trên 100 mm bán kính.

Các mặt lắp ghép không quan trọng chế tạo cấp (12 14) và Rz (40 20) gia công một lần là được.

Độ chính xác về vị trí tương quan như: Kích thước từ mặt đáy lắp ghép chính đến các lỗ cơ bản (lỗ chính), khoảng cách giữa các lỗ chính với nhau, độ đồng tâm của chúng trên các thành khác nhau có thể đạt từ (0.1 0.001).

Một số mặt ngoài làm chuẩn lắp ráp hoặc có chuyển động di trượt cần có độ phẳng và độ thẳng đạt từ (0,05 đến 0,1) trên suốt chiều dài, Ra = (1,25 5)

Độ không vuông góc giữa mặt đầu và tâm lỗ cỡ (0.01 0,05)/100 mm bán kính.

Có tới 60% lỗ cấp chính xác tới cấp 7, cấp 6; có khoảng 30% lỗ chính xác tới cấp 8.

Độ nhám đại bộ phận của chi tiết hộp:  Rz < 2.

Vỏ hộp bằng hợp kim nhôm

3. Vật liệu và phôi chế tạo chi tiết dạng hộp là gì?

Vật liệu chế tạo chi tiết dạng hộp thường dùng là; Gang xám, thép đúc, thép hàn, thép tấm, hợp kim nhôm.

Tùy theo dạng sản xuất mà dùng phương pháp chế tạo phôi cho phù hợp:

- Phôi đúc được dùng cho các loại hộp vật liệu bằng gang xám, thép đúc và hợp kim nhôm. Thường dùng các phương pháp đúc sau:

+ Đúc trong khuôn cát, mẫu gỗ, làm khuôn bằng tay.

+ Đúc trong khuôn cát, mẫu kim loại, làm khuôn bằng máy.

+ Đúc trong khuôn kim loại và khuôn vỏ mỏng. 

+ Đúc áp lực.

Dưới đây là hình ảnh của bộ khuôn đúc hộp số xe máy .

bộ khuôn đúc hộp số xe máy

- Phôi thép hàn: được hàn lại thành hộp từ những tấm thép tấm, có hai kiểu là kiểu phôi hàn thô là hàn các tấm thép thành hộp rồi mới gia công và kiểu phôi hàn tinh là hàn các tấm thép đã được gia công sơ bộ thành hộp sau đó mới gia công toàn bộ hộp. 

Sử dụng phôi hàn rút ngắn được thời gian chuẩn bị phôi, đạt hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên sử dụng phôi hàn cần phải khử ứng suất dư.

 - Phôi dập được dùng đối với những chi tiết hộp nhỏ, có hình thù không phức tạp ở dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối.

Với hộp vật liệu bằng thép có thể dập nóng, còn hộp bằng kim loại màu có thể dập nguội. Phương pháp này tạo cơ tính tốt và năng suất cao.

Sau khi phân tích “Đặc điểm chi tiết dạng hộp” và “Những yêu cầu kĩ thuật chủ yếu” chúng ta sẽ đi xem xét về ”Trình tự gia công chi tiết máy dạng hộp”. 

Được xem nhiều nhất All