Chi tiết máy dạng càng có đặc điểm kỹ thuật như thế nào? Điều kiện kỹ thuật và vật liệu chế tạo ra sao? Blog Công nghệ HCV mời các bạn cùng tìm hiểu trước khi vào nghiên cứu về Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết máy dạng càng.
Công Nghệ Chế Tạo Các Chi Tiết Dạng Càng
Link tải file bài viết Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.
1. Đặc Điểm Các Chi Tiết Dạng Càng
Chi tiết máy như thế nào gọi là chi tiết dạng càng và chi tiết dạng càng dùng để làm gì?
- Càng là một loại chi tiết có một hoặc một số lỗ cơ bản mà tâm của chúng song song với nhau hoặc tạo với nhau một góc nào đó.
- Càng là những chi tiết thường có chức năng biến chuyển động thẳng thành chuyển động quay hoặc dùng đẩy các bánh răng di trượt v.v..
- Càng có một hoặc một số lỗ cơ bản cần được gia công đạt độ chính xác cao, các lỗ này có quan hệ với nhau về độ song song, độ vuông góc vị trí đường tâm hoặc đường tâm với mặt đầu
- Càng có các lỗ dùng để kẹp chặt, các rãnh then, mặt đầu và một số yếu tố khác cần gia công …
Để hiểu rõ hơn về kết cấu chi tiết dạng càng, Công nghệ HCV mời các bạn Quan sát hình minh họa dưới đây.
Một số chi tiết dạng càng
Tay biên ở vị trí lắp ghép trong động cơ đốt trong là chi tiết đặc trưng của các chi tiết dạng càng.
2. Điều Kiện Kỹ Thuật Các Chi Tiết Dạng Càng
Khi chế tạo các chi tiết dạng càng cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
- Kích thước và hình dáng các lỗ cơ bản gia công đạt cấp chính xác 7 đến 1. Ra = 0.32 0.64.
- Sai lệch khoảng cách tâm lỗ tùy theo điều kiện làm việc (cho khoảng 0,1 0,2 mm) hoặc theo IT7.
- Độ song song của đường tâm lỗ cơ bản khoảng 0.03 0,05/100mm chiều dài.
- Độ không vuông góc của lỗ so với mặt đầu khoảng 0.05 0.1/100mm bán kính.
- Độ song song của các mặt đầu đạt 0.05 2.5mm/100mm bán kính mặt đầu.
- Rãnh then gia công đạt cấp chính xác 8 10 và Rz >2.5 40.
- Đôi khi nhiệt luyện các bề mặt làm việc HRC 50 → 52.
3. Vật Liệu Chế Tạo Các Chi Tiết Dạng Càng
- Vật liệu dùng để chế tạo chi tiết dạng càng thường dùng thép các bon (một số trường hợp dùng thép hợp kim), gang dẻo, gang xám, đôi khi dùng kim loại màu.
- Với những càng làm việc với tải trọng không lớn, có thể chọn vật liệu là gang xám, những càng có độ cứng vững thấp làm việc có va đập thì nên chọn gang rèn. Còn những càng làm việc với tải trọng lớn để tăng độ bền nên dùng vật liệu là các loại thép cơ nhiệt luyện.
- Càng cỡ nhỏ và vừa nếu sản lượng ít phôi được chế tạo bằng phương pháp rèn tự do, nếu sản lượng lớn dùng phương pháp dập.
- Phôi thường được đúc dùng cho càng bằng gang, kim loại màu và cả bằng thép.
- Các loại kích thước lớn số lượng ít thì dùng phôi hàn. Sản lượng nhiều hơn thì kết hợp hàn và dập tấm.
Như vậy, Bạn đã tìm hiểu được vật liệu chế tạo các chi tiết máy dạng càng rồi đúng không nào, Bây giờ chúng ta cần tiếp tục Phân tích tính công nghệ trong kết cấu khi chế tạo chi tiết máy dạng càng nhé.
4. Tính công nghệ trong kết cấu
Tính công nghệ có ý nghĩa quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và độ chính xác gia công. Khi thiết kế cần chú ý tính công nghệ sau:
- Độ cứng vững của càng.
- Chiều dài các lỗ cơ bản nên bằng nhau, các mặt đầu nên nằm trên hai mặt phẳng song song.
- Kết cấu nên đối xứng qua hai mặt phẳng nào đó. Nếu càng có các lỗ vuông góc với nhau thì kết cấu phải thuận lợi cho việc gia công các lỗ đó.
- Nếu có lỗ vuông góc thì phải dễ gia công.
- Kết cấu thuận lợi gia công nhiều chi tiết cùng một lúc.
- Dễ chọn chuẩn thô và chuẩn tinh để gia công chi tiết.
Mời bạn xem Bài viết tiếp theo: Tiến trình công nghệ chế tạo chi tiết máy dạng càng.
Bài viết này: Công Nghệ Chế Tạo Các Chi Tiết Dạng Càng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy bình luận bằng tiếng Việt có dấu và Luôn tôn trọng người dùng khác, bạn nhé.