Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc trưng của phương pháp mài. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đặc trưng của phương pháp mài. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Phương pháp mài: Đặc trưng, khả năng công nghệ và Phân loại phương pháp mài - congnghehcv

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Phương pháp mài: Đặc trưng, khả năng công nghệ và Phân loại phương pháp mài" trong chủ đề Các phương pháp gia công cắt gọtBài viết này nằm trong loạt bài viết giúp bạn tìm hiểu về đặc trưng của các phương pháp gia công cơ khí. Bạn có thể xem thêm các bài cùng chủ đề:

Phương pháp mài: Đặc trưng, khả năng công nghệ và Phân loại phương pháp mài

Bạn có thể tải về file word của Bài viết này tại đây hoặc link dự phòng tại đây.

Phương pháp gia công mài là gì

Mài là phương pháp gia công cắt gọt tốc độ cao bởi vô số các lưỡi cắt với hình dạng hình học không xác định của các hạt mài tự nhiên hoặc nhân tạo. Các hạt mài được giữ chặt trong đá mài bằng chất dính kết.

Các đặc trưng của phương pháp mài

- Mài được coi là quá trình gia công tinh sau khi được gia công bằng các phương pháp như Tiện, Phay, Bào hay sau quá trình nhiệt luyện... nhằm nâng cao độ chính xác về kích thước và độ nhám, độ nhẵn bóng bề mặt của chi tiết gia công

- Tỷ lệ số máy mài trong tổng số máy cắt kim loại chiếm khoảng 30 %, tuy nhiên trong một số ngành đặc biệt như chế tạo ổ lăn thì số máy mài chiếm đến 60 %.

Các đặc trưng của phương pháp mài

- Tốc độ cắt khi mài rất cao, thường dv = 30 ÷ 35 m/s hoặc có thể lớn hơn 100 m/s. Tiết diện phoi mài ra rất bé.  

- Dụng cụ mài có lưỡi cắt không liên tục, các hạt mài nằm tách biệt trên  mặt đá và cắt ra các phoi riêng biệt. Do đó có thể coi quá trình mài là một quá trình cạo xước liên tục bề mặt gia công.            

- Do tốc độ cắt cao, thông số hình học của lưỡi cắt không hợp lý nên nhiệt độ cắt khi mài rất cao, có thể đến 1000 độ C thậm chí lên tới 1500 độ C.           

- Các hạt mài có độ cứng, độ giòn cao, độ bền nhiệt cao nên nó có khả năng gia công được các loại vật liệu có độ bền, độ cứng cao như: thép đã tôi, hợp kim cứng, thép bền nhiệt 

- Mài thông thường có thể đạt độ chính xác cấp 6 hoặc 7, Ra = 1.6 µm. Khi mài tinh, chi tiết có thể đạt độ nhám Ra = (1.25 ÷ 0,63) µm, độ chính xác kích thước đạt được đến 0,002 ÷ 0,003 mm.

- Mài gia công được hầu hết các dạng bề như: mặt tròn xoay, mặt phẳng, răng, ren, then hoa, các mặt định hình …

Các dạng gia công mài

Mài phẳng là gì?

Phương pháp Mài thực hiện trên máy mài phẳng được gọi là mài phẳng. Đây là một trong các phương pháp gia công mặt phẳng, nó có thể thực hiện cả nguyên công thô và nguyên công tinh.

- Mài phẳng thô dùng để thay thế các phương pháp gia công cắt gọt khác nhằm tiết kiệm vật liệu, giảm chi phí gia công cơ và rút ngắn quy trình công nghệ, đặc biệt  đối với các chi tiết khó gá đặt.

Mài phẳng

- Mài phẳng tinh là phương pháp gia công tinh các mặt phẳng sau khi đã phay hoặc bào, có thể gia công được bề mặt đã hoặc chưa qua nhiệt luyện.

Mài tròn ngoài

- Mài tròn ngoài thường dùng để gia công các mặt trụ ngoài

Mài tròn ngoài

- Đặc điểm nổi bật của mài tròn ngoài là đoạn dài tiếp xúc rất ngắn giữa chia tiết và đá mài. Đồng nghĩa nhiệt cắt phát sinh trong lúc mài thấp, làm nguội thuận lợi và dễ dàng tiếp nhận phoi qua khoảng trống buồng chứa phoi của đá mài

Mài tròn trong

- Mài tròn trong có khả năng gia công lỗ trụ, lỗ côn, lỗ định hình.

Mài tròn trong

- Chi tiết và đá mài có chuyển động quay ngược nhau, đá mài có chuyển động ngang để ăn hết chiều sâu cần mài. Đá mài hoặc chi tiết có chuyển động dọc trục để gia công hết chiều dài chi tiết.

Mài định hình

- Mài định hình được thực hiện bằng cách dùng đá mài có hình dạng và kích thước theo âm bản của chi tiết.

Mài định hình

- Khi mài rãnh định hình trên máy mài phẳng đầu đá chỉ thực hiện tiến dao thẳng đứng sau mỗi hành trình kép để cắt hết chiều sâu rãnh.

- Khi mài các mặt định hình tròn xoay ngoài hoặc trong đầu đá chỉ thực hiện tiến dao ngang.

Mài định hình

- Khi mài cam cần phải có cơ cấu chép hình giống như phay chép hình

Mài vô tâm là gì?

- Mài vô tâm là một phương pháp loại bỏ vật liệu thông qua mài, Đây là phương pháp gia công các bề mặt trụ, tương tự như mài tròn ngoài nhưng mài vô tâm thì chi tiết mài không có tâm cố định.

Mài vô tâm


- Mài vô tâm không cần định tâm mài, chuẩn định vị của chi tiết mài chính là bề mặt chi tiết gia công, do đó mài vô tâm không phải gá lắp và kẹp chặt phôi mài, đặc điểm của mài vô tâm là lượng dư gia công nhỏ, mài vô tâm mang lại năng suất và độ chính xác cao.

- Mài vô tâm được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sản xuất bu lông, đai ốc, dụng cụ, vòng bi, máy công cụ, ngành công nghiệp ô tô, máy bay và sản xuất tuabin.

Như vậy, Các bạn đã hiểu rõ hơn về Đặc trưng, khả năng công nghệ và Phân loại các phương pháp mài trong gia công cơ khí. Chúc các bạn thành công !

 Hi vọng, bài viết này hữu ích với bạn. Có gì trao đổi hãy để lại bình luận nha.

Được xem nhiều nhất All