Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ chế tạo máy. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Công nghệ chế tạo máy. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Đặc trưng của phương pháp tiện trong gia công cơ khí - Kĩ thuật tiện cơ bản - Blog Công Nghệ HCV [congnghehcv]

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Đặc trưng của phương pháp tiện trong gia công cơ khí - Kĩ thuật tiện cơ bản" trong chủ đề Các phương pháp gia công cắt gọtBài viết này nằm trong loạt bài viết giúp bạn tìm hiểu về Đặc trưng của các Phương pháp gia công cơ khí. Bạn có thể xem thêm các bài cùng chủ đề:

Trong gia công cơ khí có những phương pháp gia công nào? Đặc trưng của từng phương pháp đó ra sao? Hãy cùng Blog CongNgheHCV tìm hiểu nhé.

Phương pháp gia công tiện

Bạn có thể tải file word bài viết này về máy tính của mình tại đây hoặc tại link dự phòng tại đây.

Phương pháp gia công tiện là gì?

Gia công tiện chính là phương pháp cắt gọt kim loại có phôi, thực hiện bằng sự chuyển động của phôi và dao tiện, trong đó chuyển động của phôi là chuyển động quay tròn còn chuyển động của dao là chuyển động tịnh tiến.

Phương pháp gia công tiện

Đặc trưng công nghệ của phương pháp gia công tiện

- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất, quá trình gia công thực hiện trên máy tiện (Lathe) với dụng cụ cát gọt là Dao tiện (Tools). Máy tiện chiếm khoảng 25% đến 35% tổng số thiết bị trong phân xưởng gia công cắt gọt. Điều này cho thấy, khả năng công nghệ của phương pháp tiện khá đa dạng, đáp ứng nhiều nguyên công trong gia công cơ khí chính xác.

- Phương pháp Tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn xoay khác nhau như: tiện mặt ngoài, tiện lỗ, tiện mặt đầu, tiện cắt đứt, tiện ren ngoài, tiện ren trong, tiện công ngoài, tiện côn trong, tiện định hình.

- Độ chính xác gia công của chi tiết máy khi gia công bằng phương pháp Tiện và có thể đạt được 0.01 mm. Ngoài ra, khi tiện mặt trụ, độ chính xác có thể đạt cấp 7, Ra= 2.5 đến 1.25 micro mét. Còn khi tiện ren, độ chính xác có thể đạt cấp 7, Ra= 2.5 đến 1.25 micro mét.

Sau đây, Blog Công nghệ HCV giới thiệu một trình tự gia công mặt trụ trơn trên máy tiện vạn năng, hi vọng bạn hiểu rõ hơn về Phương pháp Tiện trong công nghệ chế tạo máy.

Các bước khi tiện trụ trơn

Bước 1: Gá phôi lên mâm cặp

- Mở rộng chấu cặp, lồng phôi vào trong, điều chỉnh phôi để chiều dài phôi phía ngoài chấu cặp là:  Lga = L1 + (5 - 10)mm

   

- Kẹp chặt phôi, kiểm tra độ đảo và rà chỉnh chi tiết

Bước 2: Gá dao tiện lên máy để tiện mặt trụ

- Gá dao tiện vào rãnh bên trái của ổ dao, chiều dài phía ngoài ổ dao khoảng từ 1,5 đến 2 chiều dài cán dao

- Điều chỉnh cho mũi dao cao ngang tâm máy, bằng các tấm căn mỏng phía dưới cán dao và kẹp chặt bằng vít

Bước 3: Tiện khỏa mặt đầu của phôi

- Điều chỉnh chế độ cắt cho máy, điều chỉnh ổ dao để đưa dao tiện mặt đầu vào vị trí cắt gọt

- Điều chỉnh bàn dao để mũi dao tiếp xúc vào mặt đầu phôi, điều chỉnh bàn dao dọc để lấy chiều sâu cắt, điều chỉnh bàn dao ngang để thực hiện cắt gọt (có thể tùy chọn chế độ Tiện bằng tay hoặc tiện tự động). Kết quả có được mặt đầu chi tiết phẳng, vuông góc với đường tâm chi tiết.

Tùy theo yêu cầu chất lượng của sản phẩm và chiều sâu gia công, ta có thể chia thành nhiều lát cắt với tốc độ cắt khác nhau. Quy tình tiện nói chung cần trải qua nguyên công gia công thô, rồi gia công bán tinh và gia công tinh để hoàn thành sản phẩm. Như vậy, bước 4 và bước 5 sau đây có thể gộp một cách hợp lí.

Bước 4: Tiện thô bề mặt trụ

- Điều chỉnh chế độ cắt bằng cách chọn các thông số trên bảng tra gắn trên máy, mở máy quay thuận với tốc độ trục chính hợp lí (cỡ vài trăm vòng một phút).

- Điều chỉnh dao tiếp xúc mặt trụ cách mặt đầu phôi khoảng 5mm, điều chỉnh vạch 0 du xích bàn dao ngang trùng vạch chuẩn và xác định chiều sâu cắt.

Tiện thô bề mặt trụ

- Mở tự động tiến dao dọc hoặc quay bàn dao dọc bằng tay để tiện, khi dao cắt vạch dấu khoảng 1mm thì ngắt tự động tiến dọc, dùng tay điều chỉnh bàn xe dao để cắt hết chiều dài vạch dấu, điều khiển dao ra xa phôi, tắt máy.

- Đo kích thước đường kính và kích thước chiều dài vừa gia công. Tiếp tục thực hiện điều chỉnh máy cắt gọt tương tự như trên đến khi tiện hết lượng dư cắt thô.

Bước 5: Tiện tinh mặt trụ ngoài

- Điều chỉnh chế độ cắt cho tiện bán tinh và tiện tinh, sau đó lấy chiều sâu cắt và tiến hành tiện theo phương pháp như tiện thô cho tới khi đạt được kích thước đường kínhđúng chiều dài.

- Khi tiện tinh, để tránh sai hỏng về kích thước đường kính trục nên sử dụng phương pháp cắt thử trước. từ dây, các thợ tiện lành nghề có được khái niệm "đo dò, cắt thử" rất hiệu quả để áp dụng biện pháp đạt kích thước góp phần nâng cao chất lượng gia công bằng máy tiện.

Bước 6: Tiện vát cạnh

Thông thường, sau khi gia công cắt gọt, các cạnh sắc cần được làm cùn, cũng có khi người ta dùng cụm từ "làm cùn cạnh sắc" hoặc "vát mép" để diễn đạt thao tác này. Để tiện vát cạnh chi tiết, ta điều chỉnh dao vát cạnh vào vị trí phôi cần vát cạnh, sao cho lưỡi cắt chính ở khoảng giữa của cạnh cần vát, mở máy quay thuận, điều chỉnh bàn dao ngang tiến vào phôi để cắt theo chiều dài và góc vát như trên bản vẽ.



Một số chi tiết máy có yêu cầu sau gia công phải vát mép ở mặt ngoài hoặc vát mép ở mặt trong.
Bước 7: Kiểm tra

- Kiểm tra các kích thước đã gia công: mặt trụ cần đạt kích thước đường kính và chiều dài.

- Kiểm tra bề mặt gia công có đặt yêu cầu kỹ thuật hay không. Sau đó ta phân loại sản phẩm.

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu Đặc trưng của phương pháp tiệncác bước thực hiện Tiện trục trơn trên máy tiện vạn năng. Chúc các bạn thành công !

Hi vọng, bài viết này hữu ích với bạn. Có gì trao đổi, bạn hãy để lại bình luận nha.

[congnghehcv] Công nghệ chế tạo máy: Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang - congnghehcv

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang" trong chủ đề Các phương pháp gia công cắt gọt có phoi. Bài viết này nằm trong loạt bài viết giúp bạn tìm hiểu về đặc trưng của các phương pháp gia công cơ khí. Bạn có thể xem thêm các bài cùng chủ đề:

Trong gia công cơ khí có những phương pháp gia công nào? Đặc trưng của từng phương pháp đó ra sao? Hãy cùng CongNgheHCV tìm hiểu nhé.  

Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang

Bạn có thể tải file word bài viết này tại đây.

Phương pháp gia công bào là gì?

Gia công bào là phương pháp cắt gọt kim loại có phoi, thực hiện bằng sự chuyển động của dao bào theo hướng tịnh tiến. Trong mỗi hành trình kép, dao bào tiến/lui theo phương ngang, và chỉ có 1 hành trình cắt gọt, hành trình còn lại chạy không.

Phương pháp gia công bào với máy bào ngang  và dao bào

Các đặc trưng của phương pháp bào

- Trên máy bào, chuyển động tạo hình chính là chuyển động tương đối giữa dao và phôi để hình thành nên bề mặt gia công. Các bề mặt được tạo ra đều có dạng đường sinh thẳng.

- Xét về mặt công nghệ, chuyển động tạo hình có hai dạng căn bản là chuyển động chính: chuyển động tạo ra vận tốc cắt để thể hiện quá trình cắt gọt và chuyển động chạy dao (chuyển động đảm bảo quá trình cắt được thực hiện liên tục). Ngoài ra, còn có các chuyển động phụ, không tham gia vào quá trình cắt gọt như chuyển động phân độ, chuyển động tiến dao, lùi dao v…v…

- Gia công trên máy bào thông thường sẽ không cần sử dụng đến các thiết bị là đồ gá và các loại dao cắt phức tạp như một số hình thức gia công khác.

- Phương pháp bào rất thích hợp trong gia công các sản phẩm có chiều dài tương đối lớn cùng với thiết kế chiều rộng tương đối nhỏ

Phương pháp gia công bào bằng máy bào ngang

Khả năng công nghệ của phương pháp bào

- Phương pháp bào có khả năng gia công các mặt ngang, đứng, nghiêng, mặt phẳng có bậc. Ngoài ra còn có thể gia công cắt đứt, cắt những rãnh thẳng có nhiều hình dạng khác nhau như rãnh đuôi én, rãnh chữ T. Trong vài trường hợp đặc biệt bào có thể gia công những rãnh định hình, gia công một số bánh răng thẳng với môđun răng tương đối lớn với yêu cầu độ chính xác profin răng không cao, gia công các trục then hoa.

Khả năng công nghệ của phương pháp bào

- Phương pháp bào có thể gia công thô, gia công tinh và gia công tinh mỏng. Khi bào thô có thể đạt độ chính xác cấp 12 - 13, độ nhẵn bề mặt RZ = 80 micromet. Khi bào tinh có thể đạt độ chính xác cấp 7 - 8, độ nhẵn bề mặt Ra = 2,5 micromet. Khi bào tinh mỏng có thể đạt độ chính xác cấp 6 - 7, độ nhẵn bề mặt Ra = 1.25 - 0.63 micromet.

Sau đây, chúng ta cùng nhau tham khảo trình tự gia công kết cấu rãnh vuông trên máy bào nhé.

Các bước thực hiện bào rãnh vuông trên máy bào ngang

Bước 1: Kiểm tra phôi và lấy dấu sơ bộ

+ Để thực hiện được các bài tập đảm bảo độ chính xác cao, tránh dẫn đến phế phẩm, thì việc kiểm tra phôi, kiểm tra các yêu cầu kỹ thuật của phôi như: độ song song, độ vuông góc ... là rất quan trọng

+ Vạch dấu tâm của các vị trí rãnh và kích thước của các rãnh, nhằm định hình cho việc gia công thuận lợi

Bước 2: Định vị và kẹp chặt phôi

Trong quá trình bào người ta thường sử dụng các dụng cụ gá phù hợp với kích thước của vật gia công, mặt khác còn phụ thuộc vào tính chất, độ chính xác, độ nhám của chi tiết. Các loại đồ gá thường dùng để kẹp chặt và định vị chi tiết gồm: Các loại vấu kẹp, phiến gá, mỏ kẹp hay eto vạn năng

Bước 3: Gá và rà phôi

Bước này gồm những phần việc sau :

- Điều chỉnh máy bào

+  Điều chỉnh khoảng chạy đầu dao bào theo công thức:

 L hành trình = chiều dài phôi + 3,5 chiều rộng của cán dao

+ Điều chỉnh đầu bào ra vào cho phù hợp với khoảng chạy dao

- Gá dao và điều chỉnh dao

Thường sử dụng dao bào cắt đối với rãnh có kích thước nhỏ. Đối với rãnh có kích thước lớn hơn thường sử dụng dao bào xén trái và dao bào xén phải.

Bước 4: Tiến hành bào rãnh vuông và  kiểm tra kích thước rãnh sau khi bào là hoàn thành phần việc rồi.

Như vậy, chúng ta đã cùng tìm hiểu về phương pháp Bào trong Gia công cơ khí. Trong bài viết này, chúng ta cũng đã phân tích được các bước thực hiện Bào rãnh trên máy bào ngang.

Hi vọng, bài viết Đặc trưng của phương pháp Bào - Các bước bào rãnh trên máy bào ngang này hữu ích với bạn. Có gì trao đổi hãy để lại bình luận nha. Chúc các bạn thành công. 

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2022

[CongNgheHCV] Công nghệ chế tạo máy: Giáo trình máy công cụ Cắt gọt kim loại: 2.3 Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 - Tải về free file word

Ở bài trước, chúng ta đã cùng nhau tìm NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU ĐỘNG HỌC MÁY TIỆN, bài viết này đề cập tới các nội dung thuộc  “Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620” các bạn nhé.

Bài viết này thuộc chủ đề "Giáo trình Máy công cụ". Các bạn có thể xem trước và tải file về bằng link ở dưới nhé.

Tag: Giáo trình máy công cụ, Tải về free file word, Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620, congnghehcv

Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620


>>>>> Xem hướng dẫn để tải file word “Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620” (free download)


Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 sẽ đề cập tới Phương trình xích chạy dao trên máy công cụ.

1. Phương trình xích cắt ren cơ bản

- Xích chạy dao là xích truyền động nối giữa trục chính và trục vitme hay trục trơn. Chuyển động chạy dao của máy T620 gồm các chuyển động :

+ Chạy  dao dọc, chạy dao ngang khi tiện trơn.

Phương trình xích chay dao máy tiện

+ Chuyển động chạy dao khi cắt ren vít.


 - Chuyển động chạy dao được thực hiện từ trục chính qua các tỉ số truyền cơ cấu đảo chiều iđc, bánh răng thay thế itt, cơ cấu Norton hình thành các tỷ số truyền được gọi là nhóm cơ sở ics và nhóm gấp bội igb từ đó hình thành hai nhánh:

+ Nếu tiện  ren, truyền động đi thẳng đến trục vitme có bước ren tx=12mm

+ Nếu tiện trơn, truyền động phải qua tỷ số truyền ixd của hộp xe dao để tới cơ cấu bánh răng thanh răng 10 x 3 thực hiện chạy dao dọc hay đến trục vít me ngang tx = 5 x 2 đầu mối để thực hiện chạy dao ngang.

a. Xích chạy dao tiện ren quốc tế

Ren quốc tế dùng trong truyền động vít me – đai ốc thuộc hệ mét, bước ren được biểu thị bằng tp(mm).

- Đặc điểm của xích tiện ren quốc tế

- Phương trình xích chạy dao tiện ren Quốc tế

- Đường truyền xích chạy dao tiện ren Quốc tế

Xích chạy dao tiện ren

b. Xích chạy dao tiện ren Anh

c. Xích chạy dao tiện ren Module

d. Xích chạy dao tiện ren Pitch

e. Tiện ren không tiêu chuẩn

f. Phương trình xích cắt ren khuếch đại.

g. Phương trình xích cắt ren chính xác.

h. Phương trình xích cắt ren mặt đầu .

- Các cơ cấu truyền dẫn trong xích cắt ren

- Phương trình xích  tiện trơn

- Xích chạy dao nhanh

  Thực hiện chuyển động chạy dao nhanh của bàn máy theo phương dọc hoặc phương ngang theo hành trình thuận hoặc nghịch. Để đảm bảo an toàn khi chạy dao nhanh, người ta sử dụng ly hợp 1 chiều.


Hi vọng rằng các bạn sẽ cảm thấy hữu ích khi Tìm hiểu về Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620 #2.3. Nếu có cho đổi gì với Blog Công nghệ HCV, hãy bình luận ở phần nhận xét cuối bài viết nhé.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Giáo trình máy công cụ | Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện - Blog Công Nghệ HCV [congnghehcv]

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện" trong chủ đề Giáo trình máy công cụ. 
tải về Giáo trình máy công cụ
Đây là bản xem trước, bạn có thể tải về file word ở dưới nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo.



>>>>>>>>>> Link tải về file tài liệu này tại đây (free Dowload)
Nội dung chính: NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG VÀ SƠ ĐỒ KẾT CẤU ĐỘNG HỌC MÁY TIỆN
I.1.  Nguyên lý chuyển động
I.1.1. Chuyển động cắt
I.1.2. Chuyển động chạy dao
I.2. Sơ đồ kết cấu động học máy tiện
II . CÔNG DỤNG VÀ PHÂN LOẠI
II.1. Công dụng
II.2. Phân loại
II.3. Các bộ phận cơ bản
Các bộ phận cơ bản may tien




III. MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG
III.1. Máy tiện T620
 

III.1.1 Tính năng kỹ thuật
III.1.2. Sơ đồ kết cấu động học máy tiện T620

Như vậy, Blog Công nghệ HCV đã chia sẻ với bạn về tập tài liệu "Nguyên lý chuyển động và sơ đồ kết cấu động học máy tiện" thuộc chủ đề Giáo trình máy công cụ. Chúc các bạn có được kiến thức hữu ích khi nghiên cứu Công nghệ chế tạo máy.




Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router [congnghehcv]

Công nghệ chế tạo máy: Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router

Trong bài viết này, Blog công nghệ HCV xin giới thiệu tới các bạn 2 nội dung chính sau đây:

  • Cấu tạo chung máy phay CNC Router

  • Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router

Bạn có thể tìm lại bài viết này theo các từ khoá sau: phay cnc, Công nghệ chế tạo máy, Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router.

>>>>>Link tải file Google Driver: tại đây

Công nghệ chế tạo máy: Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router

1. Cấu tạo chung máy phay CNC Router

Tương tự như các máy điều khiển số khác, Cấu tạo chung của máy CNC Router cũng gồm 2 phần: phần điều khiển và phần chấp hành:

Phần điều khiển máy phay: Gồm chương trình điều khiển và các cơ cấu điều khiển. 

Phần chấp hành gồm máy cắt kim loại và một số cơ cấu tự động hóa như các cơ cấu tay máy, ổ chứa dao, bôi trơn, tưới trơn, hút thổi phoi, cấp phôi …

1.1. Trục chính máy phay CNC Router

Trục chính của máy phay CNC có phần kẹp côn ở đầu dùng để gá dao. (hình 3.1)

Hình 3.1. Trục chính

1.2. Ụ trục chính máy phay CNC Router

Ụ trục chính có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z

(Hình 3.2).


1.3. Bàn máy máy phay CNC Router

Bàn máy có công dụng để  gá phôi. Bàn máy có thể di chuyển theo phương X và Y. (Hình 3.3)


Hình 3.3. Bàn máy

1.4. Thân máy máy phay CNC Router

Thân máy có công dụng để đỡ các bộ phận của máy. (hình 3.4)

 


Hình 3.4. Thân máy

1.5. Dụng cụ phay CNC

Dụng cụ phay CNC là bộ phận trực tiếp làm nhiệm vụ cắt gọt. Dụng cụ dùng trong công nghệ phay CNC nói chung đa dạng hơn so với máy công cụ truyền thống. Tùy thuộc vào từng yêu cầu cụ thể ta sử dụng các loại dụng cụ khác nhau. Về cơ bản, dụng cụ dùng trong công nghệ phay CNC bao gồm các loại sau: 

- Dụng cụ gia công lỗ: Mũi Khoan, mũi khoét, dao doa, ta rô, ... Chúng có đặc trưng riêng, hãy tìm hiểu để chọn mua dụng cụ phay CNC được phù hợp bạn nhé.

- Dao phay ngón (End mill): dao phay ngón đầu phẳng (flat End Mill), đầu chỏm cầu (Ball End Mill), vát mép (Chamfer End Mill), Dao phay côn (Tapper End Mill), Dao cung luợn (Corner End Mill), Dao quả cầu (Dove Mill) …  Lúc di mua dao phay ngón bạn cần phân biệt dụng cụ theo từng chủng loại nhé.

- Dao phay mặt đầu (Face Mill): Loại này thường để gia công các mặt phẳng bề rộng lớn; thậm chí với loại dao phay mặt đầu gắn chip rất thông dụng hiện nay, người ta còn dùng dao phay mặt đầu để phay lỗ rất hiệu quả.

* Mở rộng:

Trên hình 3.5 là một số loại dao thường gặp. Để hiểu rõ hơn về các loại dao này, nghiên cứu thêm ở môn công nghệ chế tạo máy, nguyên lý cắt bạn nhé. 

Hình 3.5. Một số loại dao phay và khả năng gia công các bề mặt

- Các loại dao phay đĩa và dạng bề mặt gia công

Hình 3.6. Dao phay mặt đầu gia công mặt phẳng

2. Hướng dẫn sử dụng máy phay CNC Router

2.1. Các bước khởi động và tắt máy máy phay CNC Router

a. Khởi động máy máy phay CNC Router

Để bắt đầu phiên làm việc, ta cấp điện  cho máy. Yêu cầu nguồn điện cấp cho máy là 3 pha, 380V, 50Hz. Để đảm bảo độ ổn định và an toàn nên dùng bộ ổn áp điện trước khi đưa điện vào máy phay.

Các bước khởi động máy cụ thể theo thứ tự sau:

(1) Đóng cầu dao tổng; 

(2) Bật công tắc trên ổn áp; 

(3) Bật công tắc nguồn trên máy phay; 

(4) Bật công tắc đèn chiếu sáng, công tắc điện bơm nước làm mát; 

(5) Khởi động máy tính; 

(6) Khởi động chương trình NC Studio điều khiển chu trình gia công.

b. Tắt máy

Khi kết thúc phiên làm việc, ta tắt máy theo trình tự, đảm bảo có thể lưu trữ chương trình đang chạy, một số thông số cài đặt, … thuận tiện cho phiên làm việc tiếp.

Trình tự tắt máy cnc như sau:

(1) Dừng chạy chương trình gia công;

(2) Thoát khỏi chương trình NC Studio;

(3) Tắt máy tính;

(4) Tắt nút nguồn trên máy phay;

(5) Tắt điện trên ổn áp và cầu dao tổng.

Thao tác tắt máy đúng cách giúp máy hoạt động tốt, ổn định, không bị lỗi chương trình và tăng tuổi thọ máy, linh kiện kèm theo.

2.2. Giao diện màn hình điều khiển máy phay CNC Router

Chương trình điều khiển là NC Studio có nhiều phiên bản, hiện tại xin giới thiệu phiên bản V5.4.68.

Các thành phần chính của giao diện phần mềm NC Studio gồm:

(1) -Thanh tiêu đề;

(2)-Thanh trạng thái;

(3) -Vùng mô phỏng;

(4) - Vùng điều khiển.

Giao diện màn hình điều khiển của chương trình NC Studio

Hình 3.7. Giao diện màn hình điều khiển của chương trình NC Studio

2.3. Hệ toạ độ và SET dao, SET phôi

Máy phay CNC Router Có hệ toạ độ với 3 trục thông dụng như đã trình bày trong mục III.1.1 của Phần I. TỔNG QUAN VỀ CAD/CAM – CNC. Thao tác xét dao, set phôi chính là khai báo gốc tọa độ về 3 trục X, Y, Z với dao đang được lắp trên máy. 

Trên màn hình điều khiển của chương trình NC Studio ta di chuyển đến vị trí tương ứng trên phôi để báo gốc cho 3 trục X, Y, Z như hình dưới. Có thể thực hiện thứ tự bất kỳ cho 3 trục toạ độ mà không nhất thiết trục nào trước.

Sau khi xét xong ta có gốc 0.000 cho cả 3 trục như hình 3.8.

Hình 3.8. Xét dao, set phôi

Xem thêm: Gia công phay: PHAY MẶT BẬC THẲNG GÓC TRÊN MÁY PHAY CNC KND

2.4. Lập trình  gia công trên máy CNC Router

Với những máy gia công CNC nói chung và máy CNC ROUTER đều dùng đến các chương trình CAD/CAM tạo ra chương trình gia công. Chúng tôi xin giới thiệu cách thức gia công với phần mềm Pro/Engineer Wildfire 5. 0 và các  chu trình gia công cơ bản.

a. Giới thiệu về Pro/Engineer Wildfire 5. 0 

Pro/ENGINEER (được gọi tắt là Pro/E) là phần mềm của hãng Prametric Technology Corporation (PTC). Đây là phần mềm thiết kế cơ khí phục vụ chủ yếu cho ngành chế tạo máy. Là phần mềm CAD áp dụng nguyên lý tham số (parameter) trong thiết kế. Theo đó tất cả những phần tử thiết kế ra đều ở dạng tham số. Điều này giúp nâng cao hiệu suất thiết kế, khi cần nhà thiết kế có thể hiệu chỉnh dễ dàng những phần tử này mà không phải thiết kế lại từ đầu.

Cho đến nay Pro/E trải qua nhiều phiên bản, áp dụng hiện tại là Pro/Engineer Wildfire 5.0. Đây là phần mềm mạnh và linh hoạt. Pro/Engineer đã chinh phục được hầu hết những người thiết kế cơ khí Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực khuôn mẫu, thiết kế máy cũng như gia công cơ khí chính xác.

Tìm hiểu về phần mềm, ta thấy Pro/E thiết kế tốt ở cả hai dạng solid và surface, việc chuyển đổi dễ dàng giữa hai định dạng này của Pro/E cho phép nhà thiết kế thể hiện ý tưởng của mình lên sản phẩm một cách trung thực nhất. Khi làm việc với phần mềm CAD, Pro/E cho phép nhập những thiết kế từ các phần mềm khác vào để tiếp tục thiết kế. Trong trường hợp mẫu đưa vào bị lỗi, Pro/E cung cấp công cụ Import Data Doctor để chỉnh sửa. Cuối cùng, khi sản phẩm hoàn chỉnh, nó có thể được xuất qua AutoCAD hay một phần mềm nào khác để tiện lợi hơn cho việc in ấn. Cũng có thể mở xem và sửa trên phần mềm mô phỏng, chẳng hạn như Cimco hay một phần mềm khác.

Pro/E có nhiều tính năng rất mạnh trong lĩnh vực CAD/CAM/CNC, nó hỗ trợ người sử dụng có được những công cụ cần thiết để thiết kế khuôn cũng như gia công cơ khí.

b. Một số chu trình gia công

Để gia công một chi tiết trên máy phay CNC, có 2 giai đoạn phải được thực hiện: Thiết kế (Design) và gia công (Manufacture).

Khi sử dụng các phần mềm để thiết kế mẫu, định dạng files dữ liệu dạng “*.nc”. Thiết kế chi tiết đó trên phần mềm CAD Pro/E và lưu file dữ liệu định dạng “*.nc” để máy CNC có thể hiểu được. File “*.nc” có thể xem trước bằng các phần mềm mô phỏng (ví dụ như CimCo Edit V6). Sau đó mở chương trình NC Studio để điều khiển quá trình gia công trên máy CNC. 

Đề xuất liên quan: Gia công phay: PHAY MẶT PHẲNG TRÊN MÁY PHAY CNC DÙNG HỆ ĐIỀU KHIỂN SIEMENS


Được xem nhiều nhất All