Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Lượng dư gia công - Khái niệm và Phân loại [congnghehcv]

Bài viết "Tìm hiểu về Lượng dư gia công trong gia công cơ khí" này nằm trong chủ đề công nghệ chế tạo máy giúp các bạn tìm hiểu về: Lượng dư gia công là gì? Phân loại lượng dư gia công, Trình tự tính lượng dư gia công. Đây sẽ là kiến thức cơ sở quan trọng để chúng ta thực hành gia công cắt gọt trong chương trình học tập công nghệ kỹ thuật cơ khí của mình. 

LƯỢNG DƯ GIA CÔNG: Khái niệm và Phân loại

Link tải file bài viết này Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.
1. Lượng dư gia công là gì?

Muốn đạt được chi tiết có hình dạng, kích thước và chất lượng phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật ghi trên bản vẽ ta phải thực hiện gia công qua nhiều nguyên công (hay nhiều bước). Tại mỗi nguyên công (hay mỗi bước) ta phải hớt đi một lượng kim loại nhất định.

Lớp kim loại được hớt đi trong quá trình gia công được gọi là lượng dư gia công.

Lượng dư gia công cơ Z và dung sai kích thước (±) của phôi rèn tự do đặc và trơn: tiết diện tròn, vuông, chữ nhật từ thép thường và thép hợp kim trên máy ép


Lượng dư gia công cơ Z và dung sai kích thước (±) của phôi rèn tự do đặc và trơn: tiết diện tròn, vuông, chữ nhật từ thép thường và thép hợp kim trên máy ép

Xác định lượng dư gia công hợp lý sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.

Lượng dư gia công quá lớn sẽ dẫn đến:

- Tốn vật liệu, làm cho hệ số sử dụng vật liệu giảm xuống.

- Tăng khối lượng lao động để gia công chi tiết.

- Tốn năng lượng điện (vì phải cắt nhiều lần hoặc phải dùng máy có công suất lớn).

- Hao mòn dụng cụ cắt.

- Máy mòn nhanh.

- Vận chuyển nặng.

Ngoài ra, lượng dư lớn còn gây khó khăn cho việc gia công trên máy được điều chỉnh sẵn, tăng biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ, do đó giảm độ chính xác gia công. Tất cả những tồn tại trên đây làm cho giá thành của sản phẩm tăng.

Lượng dư gia công quá nhỏ cũng dẫn tới những khó khăn khi gia công, cụ thể, những  ảnh hưởng Khi lượng dư gia công quá nhỏ như sau.

Lượng dư gia công quá nhỏ sẽ dẫn đến:

- Lượng dư không đủ để hớt đi sai lệch của phôi.

- Lượng dư quá nhỏ sẽ xảy ra hiện tượng trượt giữa dao và chi tiết, dao sẽ bị mòn nhanh, bề mặt gia công không bóng.

- Tăng thế phẩm và tăng giá thành của sản phẩm.

2. PHÂN LOẠI LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

2.1. Lượng dư trung gian

Lượng dư trung gian là lớp kim loại được hớt đi ở mỗi bước hay mỗi nguyên công. Lượng dư trung gian là hiệu số kích thước đo bước (hay nguyên công) sát trước để lại và kích thước đo bước (hay nguyên công) đang thực hiện tạo nên. Ta ký hiệu lượng dư trung gian là Zb. Như vậy, đối với trường hợp gia công mặt ngoài (hình 6.1a):

            Zb=a-b                               (2.1)

Đối với trường hợp gia công mặt trong (hình 6.1b):            

Zb=b-a                                  (2.2)

Ở đây:

     Zb – Lượng dư trung gian;

a – Kích thước của bước hay nguyên công sát trước để lại;

b – Kích thước của bước hay nguyên công đang thực hiện tạo nên.

Lượng dư gia công trung gian

Hình 2.1. Lượng dư gia công trung gian

a. gia công mặt ngoài; b.  gia công mặt trong.

2.2. Lượng dư tổng cộng

Lượng dư tổng cộng là lớp kim loại cần hớt đi trong tất cả các nguyên công (hay các bước). Lượng dư tổng cộng được ký hiệu bằng Z0 và bằng hiệu số kích thước của phôi và của chi tiết.

Đối với trường hợp gia công mặt ngoài:

              Z0 = ap – act                                                           ( 2.3)

Đối với trường hợp gia công mặt trong:

              Z0 = act – ap                                                 (2.4)

Ở đây: Z0 – Lượng dư tổng cộng;

ap – Kích thước của phôi;

act – Kích thước của chi tiết.

Như vậy, lượng dư tổng cộng bằng tổng các lượng dư trung gian:

(2.5)

Ở đây n là tổng số bước hoặc nguyên công.

2.3. Lượng dư đối xứng

Lượng dư đối xứng tồn tại khi gia công các mặt tròn xoay (tròn ngoài, tròn trong) đối xứng (hình 2.2) và khi gia công các mặt phẳng đối xứng.

Khi gia công mặt tròn ngoài (hình 2.2a):

(2.6)

Hoặc:

                       2Zb = da – db  và 2Zb = la – lb                         ( 2.7)

Khi gia công mặt tròn trong (hình 2.2b)

            (2.8)


Hoặc:  2Zb = db – da và Zb = lb – la                               (2.9)



Lượng dư đối xứng

Hình 2.2. Lượng dư đối xứng

a. Gia công mặt ngoài; b. Gia công mặt trong

Ở đây:  

2Zb  –  lượng dư gia công đường kính hoặc lượng dư hai phía khi gia công các mặt phẳng đối xứng;

da và db – các đường kính bề mặt bước hay nguyên công trước (da) và ở bước hay nguyên công đang thực hiện (db);

la và lb – các kích thước giữa các mặt phẳng ở bước hay nguyên công trước (la) và ở bước hay nguyên công đang thực hiện (lb).

2.4. Lượng dư không đối xứng

Lượng dư không đối xứng tồn tại khi các bề mặt được gia công không phụ thuộc lẫn nhau (hình 2.3).

Hình 2.3. Lượng dư không đối xứng

Như vậy ta có:

Zb1 = a1 – b1

Zb2 = a2 – b2

Khi nghiên cứu về Lượng dư gia công, có thể chúng ta sẽ gặp khái niệm Lượng dư gia công một phía. Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu Lượng dư gia công một phía là gì?

Lượng dư gia công một phía là trường hợp đặc biệt của lượng dư gia công không đối xứng khi có một bề mặt đối diện không được gia công.


Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu khái niệm về lượng dư gia công, đã biết cách phân loại lượng dư gia công theo bốn cách, qua đó chúng ta có cơ sở để lập trình tự tính toán lượng dư gia công. Chúc các bạn nghiên cứu công nghệ chế tạo máy phần Lượng dư gia công đạt kết quả cao.

Xem thêm:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy bình luận bằng tiếng Việt có dấu và Luôn tôn trọng người dùng khác, bạn nhé.

Được xem nhiều nhất All