Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên lý cắt gọt kim loại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nguyên lý cắt gọt kim loại. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2022

Giáo trình Máy cắt Kim loại: NGUYÊN LÝ TẠO HÌNH BỀ MẶT GIA CÔNG TRÊN MÁY CÔNG CỤ - công nghệ chế tạo máy - [congnghehcv]

SỰ TẠO HÌNH BỀ MẶT GIA CÔNG TRÊN MÁY CÔNG CỤ

Trong công nghệ chế tạo máy, gia công chi tiết cần có hình dạng, kích thước đạt yêu cầu kĩ thuật và đảm bảo chất lượng bề mặt. Mời bạn tìm hiểu bài viết “NGUYÊN LÝ TẠO HÌNH BỀ MẶT GIA CÔNG TRÊN MÁY CÔNG CỤ” với các nội dung chính sau đây:

  • Các bề mặt gia công trên máy công cụ

  • Phương pháp tạo hình bề mặt gia công

  • Các bề mặt trên vật gia công

Bài viết này thuộc chủ đề Giáo trình Công nghệ chế tạo máyNguyên lý cắt gọt bằng máy công cụ. Bạn có thể tìm đọc lại bài viết này bằng các từ khóa: Giáo trình, Công nghệ chế tạo máy, Nguyên lý cắt gọt kim loại, máy công cụ, Các Phương pháp tạo hình, Bề mặt gia công, là gì? Tải về.

Link tải file bài viết này Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

1. Các bề mặt gia công trên máy công cụ

Bề mặt của các chi tiết máy, khí cụ và dụng cụ rất đa dạng. Trên máy công cụ, với quá trình cắt bằng các dụng cụ cắt khác nhau, ta có thể tạo ra bề mặt có hình dạng bất kỳ. 

Xem thêm: Máy công cụ là gì?

Có nhiều cách phân loại bề mặt gia công, song thuận tiện hơn cả là phân loại theo hình dạng bề mặt như: mặt phẳng, mặt trụ tròn và không tròn, mặt côn tròn và không tròn, mặt kẻ khai triển và không khai triển, mặt cầu v.v…

Có thể coi các bề mặt chi tiết gia công là quỹ tích các đường sinh tạo hình chuyển động theo đường chuẩn

Hình I -1: Các dạng bề mặt gia công

Do tính bất biến hay biến đổi hình dạng của các đường sinh theo thời gian, chúng ta có thể phân loại bề mặt gia công ra thành ba nhóm: 

  • Nhóm cả hai đường sinh, đường chuẩn đều không đổi; 

  • Nhóm có một đường sinh cố định và một đường chuẩn biến đổi; 

  • Nhóm cả hai đường sinh, đường chuẩn đều biến đổi.

Ví dụ: mặt phẳng được tạo hình do đường sinh thẳng 1 chuyển theo đường chuẩn thẳng 2 (hình I – 1a); mặt trụ tròn được tạo hình do đường sinh thẳng 1 di chuyển theo đường chuẩn tròn 2 (hình I – 1b) hoặc do đường sinh tròn 1 di chuyển theo đường chuẩn 2 (hình I – 1c); mặt răng thân khai (thuộc họ mặt kẻ khai triển) được tạo hình do đường sinh thân khai 1 trượt dọc theo đường chuẩn 2 (hình I – 1d) hoặc do đường sinh thẳng 1 trượt theo đường chuẩn thân khai 2 (hình I – 1e); mặt côn được tạo hình do đường sinh thẳng 1 di chuyển theo đường chuẩn tròn 2 mà đường sinh này luôn luôn hợp với đường trục đi qua tâm đường chuẩn một góc không đổi (hình I – 1f).

Thực ra, mỗi chi tiết gia công trên máy ít khi chỉ có một bề mặt (viên bi), mà đa số các phôi gia công được giới hạn bởi một số bề mặt có các đường chuyển tiếp giữa chúng. Toàn bộ bề mặt chi tiết máy là do tập hợp các bề mặt thành phần tạo ra có sự phân bố nhất định. 

Ví dụ: trục vít có nhiều đầu mối là tập hợp các mặt trụ và xoắn phân bố đối xứng quanh cùng một trục (trục tâm của trục vít).

Tóm lại, có thể tạo hình các dạng hình học của đa số bề mặt chi tiết máy bằng cách dùng các đường sinh sau đây :

  • Đường sinh do máy chỉ có chuyển động quay và thẳng đều tạo ra như: đường thẳng, đường tròn hay cung tròn, đường xoắn trên mặt trụ (hoặc côn), đường xoắn Acsimét, …

  • Đường sinh do máy có chuyển động thẳng và quay đơn giản đều và không đều tạo ra như: đường parabol,đường hypecbol, đường elíp, đường xoắn logarit v.v...

 Trong điều kiện gia công thực tế, không tồn tại các đường gia công kể trên, mà chúng được tạo ra do sự tổ hợp các chuyển động thẳng và quay của dụng cụ cắt và phôi tạo thành.

 Các chuyển động tương đối để tạo ra các đường sinh trên được gọi là chuyển động tạo hình. Nó có thể là chuyển động đơn giản (khi chỉ có một chuyển động) hoặc phức tạp (gồm một số chuyển động đơn giản kết hợp theo một qui luật nhất định). 

2. Có những phương pháp tạo hình bề mặt gia công nào?

Hiện tồn tại bốn phương pháp tạo hình các đường sinh như: chép hình, bao hình, theo vết (quỹ tích) và tiếp xúc.

 2.1. Phương pháp chép hình là gì?

Lưỡi cắt của dao (còn gọi là đường cắt) có dạng trùng với đường sinh của bề mặt tạo hình. Trong quá trình cắt, lưỡi dao luôn tiếp xúc với bề mặt tạo hình.

Ví dụ, để gia công mặt trụ tròn (hình I-2a) thì đường sinh 1 chép lại hình lưỡi cắt, đường chuẩn tròn 2 là do phôi quay tròn đều tạo ra. Máy chỉ có một chuyển động tạo thành, là chuyển động quay tròn đều của phôi. Muốn cắt đi lượng dư gia công để chi tiết đạt kích thước cuối cùng thì cần có chuyển động tiến dao ngang, được gọi là chuyển động điều chỉnh, nó không phải là chuyển động tạo hình. Tương tự, trong trường hợp gia công bánh răng bằng dao phay đĩa modun thì hình dạng lưỡi cắt của dao trùng với profile rãnh răng-chính là đường sinh. Đường chuẩn thẳng do phôi có chuyển động dọc trục tạo ra. Máy có hai chuyển động tạo hình: chuyển động quay tròn của dao phay và chuyển động thẳng của phô Ngoài ra, để gia công các rãnh răng kế tiếp, máy cần có chuyển động quay chu kỳ đi một góc tương ứng với bước ăn khớp, đó là chuyển động phân độ.

Các phương pháp tạo hình bề mặt

Các phương pháp tạo hình bề mặt

2.2. Phương pháp bao hình là gì?

Lưỡi cắt chuyển động tạo ra nhiều bề mặt, đường và điểm hình học luôn luôn tiếp xúc với bề mặt gia công. Quỹ tích các điểm (tiếp điểm) này chính là đường sinh của bề mặt tạo hình (còn gọi là hình bao của lưỡi cắt). Bề mặt tạo hình không phụ thuộc vào hình dạng của lưỡi cắt.

Hình I-2c là sơ đồ gia công bánh răng theo phương pháp bao hình. Lưỡi cắt có dạng răng thanh răng. Nếu truyền cho phôi chuyển động quay và tương ứng cho răng thanh răng chuyển động thẳng (cặp chuyển động tương đối này nhắc lại sự ăn khớp của bộ truyền thanh răng-bánh răng), thì lưỡi cắt sẽ có đường sinh (do tập hợp các tiếp điểm tạo nên) chính là hình bao lấy đường sinh của bề mặt tạo hình. Trường hợp này cần có ba chuyển động tạo hình là: Phôi quay, dao thanh răng tịnh tiến dọc và dao hay phôi dịch chuyển tịnh tiến dọc trục bánh răng.

2.3. Phương pháp theo vết (quỹ tích) là gì?

Bề mặt tạo hình là vết chuyển động của lưỡi dao. Đường sinh là vết vạch của mũi dao vạch ra. Ví dụ, khi tiện trơn mặt trụ (hình I – 2d ) và khi khoan ( hình I– 2e ), đường sinh 1 là vết điểm A – mũi dao tiện. Dao và phôi có các chuyển động tương đối sao cho đỉnh A của lưỡi dao cắt luôn tiếp xúc với đường sinh 1. Đường chuẩn do phôi hay dao quay tạo ra. Máy có hai chuyển động tạo hình đơn giản.

2.4. Phương pháp tiếp xúc là gì?

Trên cơ sở đường sinh 1 (hình I – 2f) là đường tiếp xúc với hàng loạt (chuỗi) các đường hình học phụ 2 do các điểm cắt của lưỡi cắt chuyển động tạo ra.

Ngoài bốn phương pháp tạo hình bề mặt trên, về mặt lý thuyết còn nhiều phương pháp tạo hình khác. Cùng một bề mặt có thể tạo hình bằng nhiều đường sinh khác nhau, ví dụ mặt hyperboloid tròn xoay, mặt trụ tròn xoay (hình I – 3); Nhưng khi thay đổi vị trí tương đối của đường sinh thẳng với trục quay thì ta sẽ có các dạng bề mặt khác nhau: mặt hyperboloid tròn xoay, mặt trụ tròn và mặt côn.

Hình I– 3: Các dạng đường sinh

Như vây, chúng ta đã tìm hiểu về Phương pháp tạo hình bề mặt gia công trên máy công cụ. Sau đây, chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Các bề mặt trên vật gia công nhé.

3. Các bề mặt trên vật gia công

Trên bề mặt đang gia công (hình I-4) người ta phân biệt ba mặt:

  • Mặt chưa gia công (1) –từ đó một lớp kim loại sẽ được cắt đi thành phoi.

  • Mặt đã gia công (2) – bề mặt phôi sau khi cắt đi một lớp kim loại.

  • Mặt đang gia công (3) – bề mặt phôi nối tiếp giữa mặt chưa gia công và mặt đã gia công. Trong quá trình cắt, mặt đang gia công luôn luôn tiếp xúc với lưỡi cắt chính của dao. 

Hình 1-4. Các bề mặt của chi tiết gia công

Hi vọng rằng, các bạn đã hiểu rõ hơn về Các bề mặt gia công trên máy công cụ và những phương pháp tạo hình trong nguyên lý hoạt động của máy công cụ gia công chính xác, những kiến thức cơ sở về Nguyên lý cắt gọt này sẽ giúp các bạn có cơ sở tốt để thực hành gia công cơ khí chính xác trên các máy công cụ vạn năng và máy CNC. Chúc các bạn thành công. 

Bài tiếp: Máy Công cụ là gì? Môn học Máy công cụ nghiên cứu những gì? Bao lâu? 

Xem thêm:

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

ca-pub Công nghệ chế tạo máy: Nguyên lý cắt gọt kim loại: Các chuyển động trong quá trình cắt – các yếu tố cắt khi tiện [congnghehcv] Blog Công nghệ HCV

[congnghehcv

Các chuyển động trong quá trình cắt – Các yếu tố cắt khi tiện

Tải file bài viết này Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

Có những dạng chuyển động nào trong quá trình cắt gọt?

Khi gia công cắt gọt kim loại trên máy công cụ, người ta phân biệt các chuyển động sau đây:

  • Chuyển động cắt (v) – chuyển động cơ bản tạo ra tốc độ cắt. Nó có thể là chuyển động quay tròn như: tiện, khoan, doa, phay, mài... hoặc có thể là chuyển động tịnh tiến như: bào, xọc, chuốt, cưa.

  • Chuyển động chạy dao (s) – chuyển động cần thiết để tạo sự cắt liên tục, tức là để cắt hết bề mặt gia công. Nó có thể chuyển động liên tục như: tiện, khoan, doa, phay, mài hay chuyển động gián đoạn như: bào, xọc...

  •  Chuyển động tạo hình – là chuyển động trực tiếp tạo ra bề mặt gia công. Nếu các chuyển động trong máy không ảnh hưởng đến nhau khi tạo hình gọi là chuyển động tạo hình đơn giản (hình I-10).

Mô tả Chuyển động tạo hình đơn giản

Hình I-10 Mô tả Chuyển động tạo hình đơn giản

Nếu có quan hệ ràng buộc lẫn nhau theo một quy luật nhất định để tạo hình thì gọi là chuyển động tạo hình phức tạp (Hình I-11)

Hình I-11: Chuyển động tạo hình phức tạp
  •  Chuyển động phân độ – chuyển động nối tiếp các chuyển động tạo hình để gia công bề mặt mới giống hệt bề mặt cũ. Chuyển động phân độ cũng được định lượng chính xác. 

  • Chuyển động chạy không và chuyển động phụ: bao gồm các chuyển động tiến, lùi dao, chuyển động đóng mở li hợp ... Các chuyển động này ảnh hưởng đến năng suất chế tạo. 

Trong các máy gia công CNC, dịch chuyển chạy không dụng cụ hay chi tiết theo cách gì? Tọa độ nào quyết định đến độ chính xác chế tạo?  Mời các bạn cùng thảo luận thêm để đóng góp cho bài viết nha.

>>>>>Đề xuất: KHOAN LỖ TRÊN MÁY PHAY CNC ROUTER

Các yếu tố cắt khi tiện là gì?

Các yếu tố cắt (hay còn gọi là chế độ cắt) là tổ hợp các yếu tố như tốc độ cắt, chiều sâu cắt, bước tiến dao, bề rộng lát cắt, … các yếu tố này cần được kết hợp hiệu quả để mang lại hiệu suất cắt gọt tốt nhất. Chẳng hạn, cùng máy công cụ với dao cắt như nhau, nhưng khi gia công thô, chế độ cắt khác biệt hẳn so với khi gia công lát cuối cùng trong chế độ cắt tinh. Sau đây, ta sẽ tìm hiểu rõ các yếu tố cắt khi tiện này nhé.

1. Tốc độ cắt (kí hiệu: v)

Khi tìm hiểu về Nguyên lí cắt gọt kim loại, Tốc độ cắt là khoảng cách dịch chuyển tương đối của một điểm trên lưỡi cắt đối với chi tiết gia công trong một đơn vị thời gian (thường tính bằng đơn vị m/ph).

Nếu tính một cách chính xác thì tốc độ cắt khi tiện là tốc độ tổng hợp của tốc độ vòng của chi tiết gia công và tốc độ của chuyển động chạy dao. Trong thực tế, vì tốc độ chuyển động chạy dao thường rất nhỏ so với tốc độ vòng của chi tiết gia công, nên trong định nghĩa tốc độ cắt thường bỏ qua ảnh hưởng của tốc độ của chuyển động chạy dao. 

Do đó, tốc độ cắt khi tiện được tính theo công thức :

(m/ph) (1 – 1)

 Ở đây: 

D - đường kính của chi tiết gia công (phôi) tại điểm xét, (mm)

n – số vòng quay của phôi trong một phút, (vg/ph).

2. Lượng chạy dao (còn gọi là bước tiến dao) (kí hiệu: s) 

Lượng chạy dao là khoảng dịch chuyển tương đối của dao với phôi theo hướng chuyển động chạy dao sau một vòng quay của phôi, (đơn vị là mm/vòng). Đây chính là khái niệm về Lượng chạy dao vòng.

Khoảng dịch chuyển của dao theo hướng chuyển động chạy dao trong một phút gọi là lượng chạy dao phút hoặc tốc độ chạy dao ký hiệu là sph.

Công thức tính tốc độ chạy dao:

sph = s.n (mm/ph ) (1 – 2)

Trong đó: 

 s – lượng chạy dao, (mm/vg)

 n – số vòng quay của phôi trong một phút,(vg/ph)

Tỉ số giữa khoảng dịch chuyển của dao và lượng chạy dao phút chính là thời gian làm việc (thời gian máy). Do đó, lượng chạy dao phút đặc trưng cho năng suất của quá trình cắt. 

Lượng chạy dao là gì?
Hình I-12: Phân tích Lượng chạy dao trong gia công cắt gọt

Trong kỹ thuật của ngành gia công cắt gọt, người ta phân biệt rõ ràng: Lượng chạy dao dọc, Lượng chạy dao ngang và Lượng chạy dao nghiêng. Trong đó:

Lượng chạy dao dọc – khi dao chuyển động dọc theo đường tâm của phôi.

Lượng chạy dao ngang – khi dao dịch chuyển theo đường thẳng góc với đường tâm của phôi.

Lượng chạy dao nghiêng – khi phương chuyển động của dao làm một góc với đường tâm của phôi.

Như vậy, bạn đã hiểu thêm về Các loại Lượng chạy dao trong gia công cắt gọt rồi phải không? Tiếp theo, ta sẽ tìm hiểu về "Chiều sâu cắt gọt", một trong các yếu tố quan trọng của chế độ cắt gọt khi tiện.

3. Chiều sâu cắt (t) 

Chiều sâu cắt khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt chưa gia công, được đo trong mặt phẳng ngang chứa đường tâm của phôi. 

Chiều sâu cắt khi tiện được tính theo công thức:

Chiều sâu cắt khi tiện được tính theo công thức(mm)(1- 3)

Ở đây:  t - chiều sâu cắt gọt khi tiện trụ

D - đường kính của chi tiết trước gia công, (mm).

d - đường kính của chi tiết sau gia công, (mm).

Tập hợp các yếu tố v, s, t được gọi là chế độ cắt. (hình I-13)

thao13

Hình I-13: Mô tả các yếu tố của Chế độ cắt gọt

Chiều sâu cắt t và lượng chạy dao s chủ yếu đặc trưng cho năng suất cắt, song chưa giải thích đầy đủ bản chất vật lý của quá trình cắt. Để có thể hiểu đầy đủ hơn về bản chất của quá trình cắt, cần phải có khái niệm về chiều dày và chiều rộng của lớp kim loại bị cắt (phoi).

Bạn đang xem: Nguyên lý cắt gọt kim loại: Các chuyển động trong quá trình cắt – các yếu tố cắt khi tiện

Liên quan: Giáo trình Máy cắt Kim loại: NGUYÊN LÝ TẠO HÌNH BỀ MẶT GIA CÔNG TRÊN MÁY CÔNG CỤ

Chiều dày và chiều rộng cắt là gì?

Chiều dày và chiều rộng cắt là các kích thước của tiết diện phoi, không kể đến sự biến dạng khi cắt. Tiết diện này được đo trong mặt ngang chứa mũi dao và đường tâm của chi tiết gia công (hình I – 14).

4. Chiều dày cắt (a) 

Chiều dày cắt được kí hiệu là a

Chiều dày cắtkhoảng cách giữa hai vị trí liên tiếp của lưỡi cắt sau một vòng quay của phôi đo theo phương vuông góc với hình chiếu của lưỡi cắt chính trên mặt đáy.

5. Chiều rộng cắt (b) 

Chiều rộng cắt (được kí hiệu là b) là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt chưa gia công đo dọc theo lưỡi cắt. Đó cũng chính là chiều dài phần làm việc của lưỡi cắt tham gia cắt.


Chiều dày và chiều rộng cắt là gì?

Hình I –14: Chiều dày và chiều rộng cắt

Đối với dao có góc trước γ = 0, khi lưỡi cắt thẳng thì chiều dày cắt không thay đổi dọc theo lưỡi cắt chính (hình I – 14b).

Trường hợp dao có lưỡi cắt thẳng, góc nâng λ = 0, mũi dao gá ngang tâm chi tiết gia công thì diện tích tiết diện danh nghĩa (tức là không tính đến sự biến dạng khi cắt) của phoi là:

F = a.b = s.t (1 – 4)

Trong đó: 

a = s.sinφ (1 – 5)

(1 – 6)

 Từ đó ta thấy, nếu giữ nguyên lượng chạy dao s và chiều sâu cắt t thì khi góc nghiêng chính ϕ thay đổi, diện tích tiết diện danh nghĩa của phoi sẽ biến đổi theo. Nếu φ càng nhỏ thì phoi cắt ra càng dài, càng mỏng và ngược lại, nếu φ càng lớn thì phoi càng ngắn và càng dày (hình I – 14c).

Năng suất cắt gọt là gì?

Năng suất cắt gọt kí hiệu là Mcg là thể tích vật liệu bị bóc đi trong một đơn vị thời gian (mm3/ph).

 Chú ý rằng, khi tiện, sau mỗi vòng quay của chi tiết, quá trình cắt gọt sẽ bóc đi một lớp phoi có diện tích tiết diện bằng tích số của lượng chạy dao s với chiều sâu cắt t. Chiều dài trung bình của lưỡi dao đi được sau một vòng quay của chi tiết là πD trong đó D là trung bình cộng của đường kính trước và sau khi cắt.

 Với tốc độ quay của chi tiết gia công là n (vg/ph) thì, Công thức tính năng suất cắt gọt là:

Mcg = πD.s.t.n (1 - 7)

 Tích số s.n (mm /ph) chính là tốc độ chạy dao (lượng chạy dao phút). Từ đây, thời gian để dao cắt hết chiều dài l là:

to= (phút) (1 - 8)

Khi khoan, thể tích lớp kim loại bị bóc đi do mũi khoan đặc sau một đơn vị thời gian là:

Mcg =     (1 - 9)

Khi phay,Năng suất cắt gọt tính bằng công thức Mcg = B.t.v trong đó B là chiều rộng phay.


Hi vọng rằng, nghiên cứu về Các chuyển động cơ bản trong quá trình cắt gọt sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên lý cắt gọt kim loại. Chúc các bạn học tập tốt học phần Công nghệ chế tạo máy.



 

Được xem nhiều nhất All