Thứ Năm, 25 tháng 11, 2021

Công nghệ chế tạo máy: Có những loại Ren nào? Đặc điểm của các loại ren ra sao? Blog Công Nghệ HCV

Ren vít được sử dụng khá rộng rãi trong cơ khí, quá trình gia công ren nhất là ren chính xác cao là quá trình phức tạp và công phu.

Chúng ta có thể gặp những chi tiết máy có kết cấu Ren với nhiều loại khác nhau. Để tìm hiểu quy trình công nghệ gia công ren chúng ta cần tìm hiểu đặc điểm chung của Ren và phân loại ren. Dưới đây đề cập một số loại thông dụng trong chế tạo máy.

Link tải file bài viết Nếu cần, bạn có thể tham khảo  Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

Có những loại Ren nào? Đặc điểm của các loại ren ra sao? 

Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi: Có những loại Ren nào? Đặc điểm của các loại ren ra sao? Nào, chúng ta cùng bắt đầu nhé. Có hai loại ren thông dụng nhất đó là Ren hệ métRen hệ Anh .

1. Ren hệ mét

- Ký hiệu chữ M góc ở đỉnh bằng 60 độ

- Kích thước dùng mm làm đơn vị.

- Được quy định theo TCVN 2247- 77 và 2248 - 78.

Ren hệ met

Hình 7.1. Ren hệ mét 

2. Ren côn hệ mét

- Ký hiệu MK, góc ở đỉnh bằng 600 kích thước của ren côn hệ mét được quy định theo TCVN 2253 – 77. 

3. Ren tròn

- Ký hiệu Rd theo TCVN 2256 - 17. 

- Ren tròn dùng cho các chi tiết vỏ mỏng.

4. Ren hệ inch

- Kích thước lấy theo đơn vị inch = 25,4mm.

Ren hệ inch

Hình 7.2. Ren hệ inch 

- Liên hệ Inch còn gọi là ren hệ Anh, có góc ở đỉnh ren là 550. Có hai loại:

+ Ren Anh hình trụ: ký hiệu là G theo TCVN 4681 - 81.

+ Ren Anh hình côn: ký hiệu là R (côn ngoài), Rc (côn trong) Theo TCVN 4631-88 

5. Ren hình thang

- Prôfin là hình thang cân góc ở đỉnh là 30 độ.

- Kích thước dùng mm làm đơn vị.

- Được quy định theo TCVN 4673-89 và 2255-77.

Hình 7. 3. Ren hình thang

6. Ren tựa (ren răng cưa)

- Prôfin là hình thang góc ở đỉnh bằng 300.

- Ký hiệu là S, kích thước cơ bản theo TCVN 3777 - 83. 

Ren tựa

Hình 7.4. Ren tựa 

 Các thông số cơ bản: theo TCVN 2248 – 77.

Ren tựa

Hình 7.2. Ren hệ mét theo TCVN 2248 

Cấp chính xác: theo TCVN 1917 – 93.

Bảng 7.6. Ren hệ mét theo TCVN 2248 

Đường kính của ren

Bước ren

d = D

d1 = D1

d2 = D2

d3 

Bước lớn

Bước nhỏ (*)

3

2,459

2,675

2,387

0,5


4

3,242

3,546

3,141

0,7

0,5

5

4,134

4,480

4,019

0,8

0,5

6

4,918

5,350

4,773

1

0,75

7

5,918

6,350

5,773

1

0,75

8

6,647

7,188

6,466

1,25

1

9

7,647

8,188

7,466

1,25

1

10

8,376

9,026

8,160

1,5

1,25

12

10,106

10,863

10,160

1,75

1,25

14

11,835

12,701

11,546

2

1,5

16

13,835

14,701

13,546

2

1,5

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu được việc phân loại các loại ren và phân tích các đặc điểm, tiêu chuẩn của Ren.  Đa số các ren này đều theo tiêu chuẩn (gọi là ren tiêu chuẩn). Ngoài ra còn có ren phi tiêu chuẩn. Chúc các bạn có nền tảng cơ bản để gia công chi tiết có kết cấu ren đúng yêu cầu kỹ thuật. 

Bạn có bổ sung gì về đặc điểm của các loại ren không? Cách phân loại ren trong công nghệ chế tạo máy như thế nào? Xin hãy bình luận ở phần nhận xét cuối bài này nhé. 

Đề xuất bài viết liên quan về công nghệ chế tạo chi tiết máy có kết cấu ren:




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy bình luận bằng tiếng Việt có dấu và Luôn tôn trọng người dùng khác, bạn nhé.

Được xem nhiều nhất All