Thứ Tư, 23 tháng 3, 2022

Công nghệ chế tạo máy: Phương pháp Chế tạo các Chi tiết máy dạng Trục - Blog Công nghệ HCV - congnghehcv

Chi tiết máy dạng trục là một trong những chi tiết điển hình trong những kết cấu cơ khí, chúng ta cùng tìm hiểu việc gia công chế tạo các chi tiết máy dạng trục thông qua: đặc điểm chung của chi tiết máy dạng  trục;  điều kiện kỹ thuật chế tạo;  vật liệu và phôi dùng để chế tạo trục; đặc biệt chú ý tới Chuẩn gia công,  vật liệu và tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết dạng trục. Bạn có thể tìm lại bài viết này bằng các từ khóa sau: công nghệ chế tạo máy, đặc điểm chung của chi tiết máy dạng trục, tính công nghệ trong kết cấu chi tiết máy dạng trục. 

Phương Pháp Chế Tạo Các Chi Tiết Dạng Trục



Tải file bài này Nếu cần, bạn có thể tham khảo Cách tải file tài liệu trên Blog Công Nghệ HCV về máy tính tại đây nhé.

1. Đặc Điểm Chung Chi Tiết Dạng Trục

Hình Một số chi tiết dạng trục trong kết cấu cơ khí

- Trục là chi tiết được dùng khá phổ biến nó thuộc dạng các chi tiết tròn  xoay. Tuỳ theo kết cấu của trục cụ thể, ta có các loại:

+ Trục trơn: l/d < 4 là trục ngắn; l/d = 4 10 là trục trơn thường; l/d >10 là trục dài.

+ Trục bậc: Trên suốt chiều dài L của trục có một số kích thước đường kính khác nhau, trên trục còn có then; then hoa; có ren …

+ Trục rỗng là loại trục rỗng giữa có tác dụng giảm trọng lượng và cũng có thể làm mặt lắp ghép.

+ Trục răng loại trục mà trên đó có bánh răng liên tục. 

+ Trục lệch tâm: trục khuỷu; trục cam: là loại trục có những cổ trục không cùng nằm trên một đường tâm.

Sau khi xem xét đặc điểm của chi tiết dạng trục, ta sẽ phân tích các điều kiện kỹ thuật khi chế tạo trục.

Xem thêm các bài viết thuộc chủ đề Công nghệ chế tạo máy có liên quan:

2. Điều kiện kỹ thuật  chế tạo chi tiết dạng trục

   Khi chế tạo chi tiết dạng trục cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sau:

- Độ chính xác về kích thước:

 + Đường kính các cổ lắp ghép cần đạt cấp 7 đến cấp 10

 + Dung sai chiều dài các bậc ở trục bậc khoảng 50 đến 20μm.

 + Độ chính xác về hình dáng hình học như độ côn; độ ô van trong phạm vi 0,250,5 dung sai đường kính cổ trục.

 + Độ nhám các cổ lắp ghép Ra từ 0,25 0,16, mặt đầu Rz = 10 40, các mặt không lắp Rz > 40.

- Độ chính xác về vị trí tương quan.

+ Độ đảo các cổ lắp ghép 10 30 micrômet

+ Độ song song các rãnh then so với đường sinh 10 μm/10 mm chiều dài 

- Tính chất cơ lý : Độ cứng; độ thấm tôi v.v…tùy từng trường hợp cụ thể mà đặt điều kiện kỹ thuật.

- Khi làm việc ở tốc độ cao cần có yêu cầu cân bằng tĩnh hoặc cân bằng động.

3.  Vật liệu và phôi dùng chế tạo CHI TIẾT DẠNG TRỤC

- Tuỳ theo yêu cầu có thể dùng: thép các bon, thép hợp kim, bằng gang có độ bền cao. 

- Tuỳ theo hình dáng, kết cấu, sản lượng…Dùng phôi thanh (phôi cán); phôi rèn (rèn tự do hoặc rèn khuôn), phôi  đúc. 

4.  Tính công nghệ trong kết cấu CHI TIẾT DẠNG TRỤC

Phân tích tính công nghệ trong kết cấu CHI TIẾT DẠNG TRỤC, ta cần chú ý các vấn đề sau: 
 - Các bề mặt trên nên gia công được bằng dụng cụ cắt thông thường
 - Đường kính giảm dần về hai đầu
 - Giảm đường kính đến tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo làm việc tốt
 - Rãnh then nên hở để dễ gia công
 - Có khả năng gia công trên máy thủy lực
 - Gia công được bằng nhiều dao khi đó thì L/D <10
 - Cố gắng thay trục bậc bằng trục trơn.

Sau khi tìm hiểu về Tính công nghệ trong kết cấu để chế tạo chi tiết máy dạng trục, Chúng ta sẽ Phân tích trình tự gia công chi tiết máy dạng trục.  Chúc bạn thành công!



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hãy bình luận bằng tiếng Việt có dấu và Luôn tôn trọng người dùng khác, bạn nhé.

Được xem nhiều nhất All