Bánh răng và bánh vít là những chi tiết để truyền lực và truyền chuyển động, chúng ta gặp nhiều trong các loại máy khác nhau, Hãy cùng Blog Công nghệ HCV tìm hiểu về đặc điểm chung của bánh răng.
Bài viết này thuộc chủ đề công nghệ chế tạo máy, đề cập tới độ chính xác của bánh răng; Tìm hiểu vật liệu chế tạo bánh răng và công tác nhiệt luyện bánh răng; yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo bánh răng.
Đặc Điểm Chung Gia Công Bánh Răng
Link tải về file bài viết này hoặc link dự phòng tại đây
1. Đặc điểm chung của Bánh răng và bánh vít
Bánh răng gồm những loại nào?
Bánh răng được chia làm ba loại:
- Bánh răng trụ răng thẳng và răng nghiêng.
- Bánh răng côn răng thẳng, răng nghiêng và răng xoắn.
- Bánh vít.
Dựa theo đặc tính công nghệ, bánh răng được chia ra các loại như:
- Bánh răng trụ và bánh răng côn không có may ơ, có lỗ trơn và có lỗ then hoa (hình 5.1.a).
- Bánh răng bậc có lỗ trơn hoặc có lỗ then hoa (hình 5.1.b).
- Bánh răng trụ, bánh răng côn và bánh vít dạng đĩa (hình 5.1.c).
Trục răng trụ và trục răng côn (hình 5.1.d)
Hình 5.1. Các loại bánh răng
2. Độ chính xác của bánh răng
Có 12 cấp chính xác, chính xác nhất là cấp 1. Trong tiêu chuẩn không ghi dung sai cấp chính xác 1; 2 và 12 trong thực tế ít dùng vì thường chế tạo theo đơn đặt hàng..
Tiêu chuẩn để đánh giá độ chính xác của bánh răng gồm:
- Độ chính xác truyền động:
+ Là sai số góc quay của bánh răng sau một vòng. Hoặc là sai số bước vòng và khoảng pháp tuyến chung.
- Độ ổn định khi làm việc: ảnh hưởng đến độ ồn và tuổi thọ của bánh răng
+ Độ ổn định khi làm việc được đánh giá bằng sai lệch bước cơ sở.
- Độ chính xác tiếp xúc:
+ Được đánh giá bằng vết tiếp xúc theo chiều dài, chiều cao, tính theo %.
- Độ chính xác khe hở cạnh răng:
+ Có 4 loại : Khe hở bằng không, khe hở nhỏ, khe hở trung bình, khe hở lớn.
3. Vật liệu chế tạo bánh răng
Tuỳ thuộc điều kiện làm việc, vật liệu có thể là: Thép các bon, gang, thép hợp kim, vải ép, da ép, chất dẻo, vật liệu tổng hợp,…
* Phôi làm bánh răng
- Trong sản xuất lớn thường dùng phôi rèn.
- Trong sản xuất nhỏ thường dùng phôi thanh.
- Bánh răng, bánh vít lớn thường dùng phôi đúc.
- Lỗ bánh răng D >25 và L/D <2 thì thường tạo lỗ khi đúc hoặc rèn.
- Trong những năm gần đây người ta còn chế tạo bánh răng bằng kim loại bột thiêu kết.
* Nhiệt luyện bánh răng
- Trước khi gia công phôi thường được thường hóa hoặc tôi cải thiện.
- Sau khi cắt răng:
+ Thép ít các bon: Thấm các bon
+ Khi cần chịu mòn thì thấm ni tơ
+ Bánh răng có môđun và kích thước nhỏ thường tôi thể tích
+ Bánh răng có môđun và kích thước lớn thường tôi bằng tần số
* Yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo bánh răng
- Ngoài yêu cầu về độ chính xác khi cắt răng thì QTCN chế tạo bánh răng cần đảm bảo:
- Độ không đồng tâm giữa lỗ và vòng cơ sở 0,05 đến 0,1mm.
- Độ vuông góc giữa lỗ và mặt đầu 0,01 đến 0,015/100 đường kính.
- Lỗ và cổ trục đạt cấp chính xác 7; Ra = 1,25 đến 0,63.
- Các mặt còn lại đạt cấp chính xác 8 10; Ra = 2,5 đến 40.
- Độ cứng từ 55 đến 60 HRC; Độ sâu thấm tôi từ 1 2mm.
- Các mặt không gia công, không làm việc thường đạt 180 đến 280HB.
* Tính công nghệ trong kết cấu khi gia công bánh răng
- Hình dáng lỗ phải đơn giản.
- Mặt ngoài phải đơn giản: nên phẳng và không có mayơ.
- Nếu bánh răng có moay-ơ thì nên bố trí ở một phía, như thế gia công bánh răng sẽ thuận tiện hơn.
- Bề dày bánh răng phải đủ để tránh biến dạng khi nhiệt luyện.
- Hình dáng, kích thước phải thuận lợi cho việc thoát dao, đây là nguyên lí chung khi gia công cắt gọt.
- Có thể gia công nhiều dao cùng một lúc.
- Các bánh răng bậc nên có cùng mô đun.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về vật liệu chế tạo bánh răng, phôi làm bánh răng và các yêu cầu kỹ thuật khi chế tạo bánh răng; những nội dung liên quan bao gồm quy trình công nghệ gia công chi tiết có kết cấu bánh răng mời các bạn tìm đọc trên blog công nghệ HCV nhé. Chúc các bạn luôn đam mê với ngành công nghệ cơ khí và thành công nha.- Máy phay đứng Kin Ah M3: Các bộ phận chính - Lưu ý khi vận hành máy phay đứng
- Giáo trình Máy công cụ - Các phương pháp gia công đặc biệt
- Nguyên lý cắt gọt kim loại: Các chuyển động trong quá trình cắt – các yếu tố cắt khi tiện
- Bạc lót - Chi tiết máy điển hình - Quy trình Gia công Chi Tiết Máy Dạng Bạc
- Kiến thức cơ bản Công nghệ chế tạo máy
- LƯỢNG DƯ GIA CÔNG là gì? Giáo trình CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
- CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT Trong Công Nghệ Chế Tạo Máy
- CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG - Giáo trình Công nghệ chế tạo máy
- CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT - Giáo trình Công nghệ chế tạo máy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hãy bình luận bằng tiếng Việt có dấu và Luôn tôn trọng người dùng khác, bạn nhé.