Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2022

Tìm hiểu chung về Chi tiết máy dạng trục - Kiến thức cơ bản Công nghệ chế tạo máy [congnghehcv]

Tìm hiểu chung về Chi tiết máy dạng trục - Kiến thức cơ bản Công nghệ chế tạo máy

Trong cơ khí chế tạo máy, chi tiết máy dạng trục là 1 trong 5 chi tiết máy điển hình, bao gồm: chi tiết dạng hộp (thanh), chi tiết dạng trục, chi tiết dạng càng, chi tiết dạng bạc và chi tiết dạng đĩa. Nắm vững đặc điểm, tính năng cũng như điều kiện sử dụng các chi tiết máy điển hình này sẽ giúp chúng ta có những kiến thức trong việc thiết kế, gia công cũng như phát huy tối đa hiệu suất trong quá trình sử dụng.

Bài viết này, Blog CongNgheHCV sẽ giúp các bạn có những kiến thức cơ bản nhất về chi tiết máy dạng trục.

Nếu cần, bạn hãy xem Hướng dẫn để Tải về file word tài liệu này bạn nhé (Free download).

Chi tiết máy dạng trục là gì?

Chi tiết máy dạng trục là chi tiết dùng để truyền chuyển động quay, momen xoắn và để mang các chi tiết khác.

Kết cấu của chi tiết máy dạng trục

Chi tiết máy dạng trục thông thường bao gồm 4 bộ phận chính là thân trục, ngõng trục, vai trục và bề mặt chuyển tiếp.

Thân trục 

- Thân trục là phần để lắp ghép với các chi tiết máy khác (như bánh răng, bánh đai, bánh xích …).

- Để cố định các chi tiết máy trên thân trục theo chiều dọc trục, tùy thuộc vào tải trọng tác dụng mà có thể sử dụng các phương pháp sau:

+ Tải trọng nặng: lắp có độ dôi, tựa vào vai trục

+ Tải trọng trung bình: cố định bằng đai ốc, chốt …

+ Tải trọng nhẹ: sử dụng vòng kẹp, vít chặn …

- Để cố định các chi tiết máy trên thân trục theo chiều tiếp tuyến, thường sử dụng then (then bằng, bán nguyệt hoặc then hoa).

- Để giữ khoảng cách tương đối các chi tiết trên thân trục, thường dùng bạc lót, đai ốc, vòng hãm…

Ngõng trục

Ngõng trục là phần dùng để lắp các ổ trục (ổ đỡ). Khi ngõng trục lắp với ổ trục, đường kính của ngõng trục được tiêu chuẩn hóa theo đường kính trong của ổ trục.

Vai trục

Vai trục là mặt tỳ để cố định các chi tiết máy lắp trên trục theo phương dọc trục.

Bề mặt chuyển tiếp

Bề mặt chuyển tiếp là phần nằm giữa 2 đoạn trục có đường kính khác nhau, vai trục, rãnh tròn hay rãnh thoát dao.

Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết dạng trục

Có nhiều cách để diễn đạt về Tính công nghệ trong kết cấu chi tiết trục, nhưng khi thiết kế, ta nên lựa chọn các đặc điểm của Trục như sau:

- Các bề mặt trên trục có thể gia công bằng dao thông thường

- Đường kính các cổ trục giảm dần về hai đầu

- Đường kính trục giảm đến mức có thể sao cho vẫn đảm bảo yêu cầu làm việc

- Các bề mặt khác (rãnh then, then hoa, lỗ…) phải được bố trí gia công dễ dàng

- Khi gia công trục dài phải bố trí được luynet dễ dàng.

Có những loại trục nào? Cách phân loại theo đặc điểm trục ra sao? Mời bạn cùng tiếp tục ở phần sau nhé.

Các loại trục

Phân loại theo đặc điểm chịu tải trọng

Gồm 2 loại là trục tâm và trục truyền

- Trục tâm: Là loại trục mà chỉ dùng để lắp các chi tiết quay, tải trọng tác dụng lên trục duy nhất là momen uốn. Trục tâm có thể quay cùng hoặc không quay cùng với các chi tiết khác lắp trên nó.

- Trục truyền: Là trục vừa chịu momen uốn (lắp các chi tiết quay), vừa chịu momen xoắn (để truyền chuyển động).

Theo hình dạng đường tâm trục

Gồm 2 loại là trục thẳng và trục khuỷu

Các loại trục  

Phân loại theo cấu tạo trục

Gồm 4 loại chính là trục trơn, trục bậc, trục đặc và trục rỗng

- Trục trơn: là trục có đường kính không thay đổi trên suốt chiều dài trục

- Trục bậc: là trục có nhiều đoạn với đường kính mỗi đoạn khác nhau

- Trục đặc: Là loại trục thường sử dụng ở những vị trí chịu tải trọng nhỏ và trung bình

- Trục rỗng: là loại trục sử dụng ở những vị trí đòi hỏi sự khắt khe về khối lượng trục. Trục rỗng có khả năng chịu xoắn cao hơn trục đặc cùng tiết diện

Vật liệu chế tạo trục

Căn cứ vào điều kiện làm việc, khả năng chịu tải trọng mà lựa chọn vật liệu chế tạo trục cho phù hợp

- Đối với trục không có yêu cầu cao về điều kiện làm việc và chịu tải trọng không lớn thì thường sử dụng thép cacbon CT5 không nhiệt luyện.

-  Đối với trục đòi hỏi yêu cầu cao về điều kiện làm việc và chịu tải trọng tương đối lớn thì thường sử dụng thép cacbon C45 hoặc thép hợp kim 40CrNi nhiệt luyện

- Đối với trục chịu tải trọng lớn và sử dụng trong các máy móc quan trọng thì thường sử dụng thép hợp kim (như 40CrNi, 30CrMnTi …) và được tôi cải thiện

- Đối với trục làm việc với tốc độ quay lớn và chịu tải trọng lớn thì thường sử dụng thép hợp kim như 12CrNi3A, 18CrMnTi thấm cacbon.

- Đối với trục yêu cầu cần độ bền cao, chịu rung động mài mòn (như trục khuỷu động cơ) thì thường sử dụng vật liệu là gang xám hoặc gang cầu.

Phương pháp chế tạo trục

- Đối với trục trơn: sử dụng phôi dạng hộp (thanh)

- Đối với trục bậc có đường kính chênh lệch nhỏ: sử dụng phôi cán nóng

- Đối với trục bậc có đường kính chênh lệch lớn: sử dụng phôi rèn, phôi dập nóng

- Đối với trục làm bằng vật liệu gang (gang cầu hoặc gang xám): sử dụng phôi đúc.

Các bước chế tạo chi tiết trục

Khỏa mặt đầu và khoan lỗ tâm

- Mặt đầu trục: thường sử dụng phương pháp phay mặt đầu

- Khoan lỗ tâm: thường sử dụng máy tiện định tâm

Các bước chế tạo chi tiết trục

Gia công thô và tinh các bề mặt trục, ngõng trục

Gia công thô các bề mặt trục, ngõng trục có thể sử dụng máy tiện vạn năng hoặc máy mài tròn ngoài

Tiện trục

gia công Các loại trục

Gia công các chi tiết trên thân trục

- Gia công ren trên trục: sử dụng phương pháp tiện ren, cán ren hoặc phay ren

Tiện ren gia công Các loại trục

- Gia công rãnh then, then hoa: sử dụng phương pháp phay ngón, phay đĩa

- Gia công răng trên trục: sử dụng phương pháp phay định hình

Gia công răng trên trục

- Gia công lỗ trên trục: sử dụng phương pháp khoan, tiện, doa hoặc khoét lỗ

Gia công lỗ trên trục

- Gia công các phần lệch tấm: sử dụng phương pháp phay, tiện


Gia công tinh lần cuối chi tiết trục

- Với trục yêu cầu có độ chính xác thường: sử dụng phương pháp mài tinh

- Với trục yêu cầu độ chính xác cao (trục khuỷu, trục máy cắt): sử dụng phương pháp đánh bóng hoặc mài siêu tinh

Kiểm tra chi tiết trục

- Kiểm tra độ chính xác đường kính trục, chiều dài bậc trục, độ nhám

Kiểm tra chi tiết trục

- Kiểm tra độ đồng tâm giữa các bậc trục

Kiểm tra chi tiết trục

- Kiểm tra độ vuông góc của các mặt đầu và đường lỗ tâm trục

Kiểm tra chi tiết trục

Yêu cầu kỹ thuật chi tiết trục

Sau khi gia công xong, chi tiết dạng trục phải đạt những yêu cầu kĩ thuật về kích thước, vị trí tương quan giữa các bề mặt và chất lượng bề mặt gia công. Dưới đây là một số chỉ tiêu về Yêu cầu kỹ thuật chi tiết trục, bạn có thể tham khảo:

- Dung sai chiều dài mỗi bậc trục từ 0.05 ÷0.2 mm

- Kích thước đường kính các cổ lắp ghép yêu cầu cấp chính xác 7 ÷ 9, hoặc có thể cấp 5

- Độ chính xác hình dáng hình học (côn, ô van ) các trục trong khoảng 0.25 ÷ 0.5 dung sai đường kính cổ trục

- Độ lệch tâm giữa các cổ trục lắp ghép không quá 0.01 ÷ 0.03 mm

- Độ nhám cổ trục Ra = 1.25 ÷ 0.63, các mặt đầu Rz = 40 ÷ 20, bề mặt không lắp ghép Rz = 80 ÷ 40.

- Độ không song song giữa rãnh then, then hoa với các tâm trục không quá 0.01mm/100mm chiều dài. Độ không song song giữa rãnh then, then hoa với các tâm trục không quá 0.01mm/100mm chiều dài.

Liên quan:


Lượng dự gia công là gì? Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Tải về file word - [congnghehcv]

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU NỘI DUNG LƯỢNG DƯ GIA CÔNG  TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU BÀI HỌC LƯỢNG DƯ GIA CÔNG: 

Biết được ý nghĩa của lượng dư gia công. Phân biệt được các lượng dư trong chế tạo chi tiết máy.

PHÂN LOẠI LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

Có phương pháp xác định lượng dư phù hợp, thực hiện tính lượng dư trong gia công.

Có ý thức tổ chức kỷ luật trong học tập, đảm bảo an toàn trong gia công, hiệu quả khi thiết kế quy trình công nghệ chế tạo chi tiết máy.

 Khi nghiên cứu BÀI HỌC: LƯỢNG DƯ GIA CÔNG, ta cần chú ý đến việc: Xây dựng Khái niệm, phân loại lượng dư gia công; Phương pháp xác định lượng dư gia công; và Trình tự tính lượng dư. Trong đó, TRỌNG TÂM:  Phân loại lượng dư gia công; Trình tự tính lượng dư.

Ở phần đầu tiên, KHÁI NIỆM CHUNG về lượng dư gia công, chúng ta cần chú ý:

- Nêu khái niệm lượng dư gia công và phân tích ví dụ thực tế.

- Nêu ý nghĩa của việc xác định lượng dư gia công hợp lý

- Phân tích ảnh hưởng khi lượng dư quá lớn, quá nhỏ đều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Ở phần tiếp: PHÂN LOẠI LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

Ta cần xác định rõ từng loại và phân biệt được các loại lượng dư sau:

  • Lượng dư trung gian
  • Lượng dư tổng cộng
  • Lượng dư đối xứng
  • Lượng dư không đối xứng

Sau đó, ta sẽ:

 - Phân tích khái niệm lượng dư trung gian trong sản xuất.

- Phân tích hình vẽ để minh họa Lượng dư gia công mặt ngoài và mặt trong.

- Phân tích khái niệm lượng dư tổng cộng; lượng dư đối xứng và không đối xứng.

- Phân tích thí dụ để minh họa lượng dư tổng cộng; lượng dư đối xứng và không đối xứng.

Như vậy, bạn đã hiểu rõ hơn về cách PHÂN LOẠI LƯỢNG DƯ GIA CÔNG trong chế tạo máy rồi, phải không nào.

Xem thêm: PHÂN LOẠI LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

Tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu về PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH LƯỢNG DƯ

So sánh hai phương pháp xác định lượng dư gia công thường dùng, đó là:

  • Phương pháp thống kê - kinh nghiệm
  • Phương pháp tính toán - phân tích

 Sau đó: Lấy ví dụ để minh họa về phương pháp thống kê – kinh nghiệm và Phương pháp tính toán - phân tích. 

Xem thêm: BÀI TẬP TÍNH LƯỢNG DƯ

Để hiểu rõ hơn về TRÌNH TỰ TÍNH LƯỢNG DƯ.

Ta nên xem kĩ Giới thiệu trình tự các bước khi tính lượng dư theo phương pháp của Giáo sư Kovan. Sau đó thực hành theo gợi ý sau:

- Hướng dẫn phân tích bài tập 1: tính lượng dư

- Phân công nghiên cứu và làm bài tập 2.

- Tham gia phân tích bài.

- Phát biểu ý tưởng và suy nghĩ làm bài luyện tập vừa rồi để trao đổi và hiểu rõ hơn về lượng dư gia công trong cơ khsi chế tạo nhé..

Kết hợp thêm hướng dẫn TRÌNH TỰ TÍNH LƯỢNG DƯ  trong Giáo trình Công nghệ chế tạo máy chúng ta sẽ biết cách tính lượng dư trong gia công.

Lượng dư gia công

Các vấn đề trọng tâm khi tìm hiểu về Lượng dư gia công

Đây là bản xem trước của tài liệu về LƯỢNG DƯ GIA CÔNG TRONG MÔN HỌC CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY. Bạn có thể Tải tài liệu tại đây 


>>>>>>>>>> Link tải file tài liệu này tại đây  (free Dowload)

Chương 5.  LƯỢNG DƯ GIA CÔNG

5.1. Khái niệm và định nghĩa

5.2. Phân loại lượng dư gia công

5.2.1. Lượng dư trung gian

5.2.2. Lượng dư tổng cộng

5.2.3. Lượng dư đối xứng

5.3. Phương pháp xác định lượng dư

5.3.1. Phương pháp thống kê – kinh nghiệm

5.3.2. Phương pháp tính toán - phân tích

5.4. Trình tự tính lượng dư

5.5. Ví dụ tính lượng dư

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về Phương pháp nghiên cứu Lượng dư gia công trong học phần Công nghệ chế tạo máy - Tải về file word. Xác định lượng dư gia công phù hợp sẽ giúp ích trong quá trình chế tạo các chi tiết máy bằng các máy công cụ cắt gọt . Chúc các bạn thành công và thêm niềm đam mê với công nghệ cơ khí - một phần trong ngành Cơ khí chế tạo, cơ khí chính xác.

Đề xuất cho bạn: tải về file word Giáo trình công nghệ chế tạo máy phần chất lượng bề mặt gia công

Bản quyền bài viết thuộc về Blog Công nghệ HCV: (c) congnghehcv

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT Trong Công Nghệ Chế Tạo Máy [congnghehcv] - Công nghệ hcv

Blog Công Nghệ HCV chia sẻ bài viết "CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT Trong Công Nghệ Chế Tạo Máy" trong chủ đề Giáo trình máy công cụ. 
Chia sẻ tài liệu về Các phương pháp gia công cắt gọt
Đây là bản xem trước, bạn có thể tải về file word ở dưới nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo.


>>>>>>>>>> Link tải file tài liệu này tại đây (free Dowload)
Nội dung chính trình bày về : CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT BẰNG DỤNG CỤ VỚI LƯỠI CẮT CÓ HÌNH DẠNG HÌNH HỌC XÁC ĐỊNH và CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT BẰNG DỤNG CỤ CẮT VỚI LƯỠI DAO CÓ HÌNH DẠNG HÌNH HỌC KHÔNG XÁC ĐỊNH.

A. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT BẰNG DỤNG CỤ VỚI LƯỠI CẮT CÓ HÌNH DẠNG HÌNH HỌC XÁC ĐỊNH

Trong phương pháp gia công bằng dụng cụ có lưỡi cắt, chúng ta sẽ đề cập tới phương pháp tiện, phay, bào, xọc và khoan, khoét, doa, taro. chi tiết bao gồm:

7.1. Tiện

7.1.1. Khả năng công nghệ của tiện

7.1.2. Năng suất và chi phí gia công khi tiện

7.1.3. Các biện pháp công nghệ khi tiện

Đề xuất: Các phương pháp tiện côn trên máy tiện vạn năng - Gia công tiện

7.2. Bào và xọc

7.2.1. Khả năng công nghệ của bào và xọc

7.2.2. Các biện pháp công nghệ khi bào và xọc

7.2.3. Các biện pháp nâng cao độ chính xác khi bào

7.3. Phay

7.3.1. Khả năng gia công các dạng bề mặt của phay

7.3.2. Phay tốc độ cao

Xem thêm: Máy phay - Đặc điểm, Khả năng công nghệ, cách phân loại máy phay vạn năng

7.4. Khoan, khoét, doa, taro

7.4.1. Khoan

7.4.2. Khoét

7.4.3. Doa

7.4.4. Gia công ren bằng taro

B. CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CẮT GỌT BẰNG DỤNG CỤ CẮT VỚI LƯỠI DAO CÓ HÌNH DẠNG HÌNH HỌC KHÔNG XÁC ĐỊNH

Nhiên cứu về các phương pháp gia công với dụng cụ không có dạng hình học xác định, ta sẽ đề cập tới các phương pháp gia công gồm: Mài, nghiền, cạo và công nghệ gia công khô. Bao gồm:

7.6. Mài

7.6.1. Vật liệu hạt mài

7.6.2. Các phương pháp mài

7.7. Mài nghiền

7.8. Mài khôn

7.9. Mài siêu tinh xác

7.10. Đánh bóng

7.11. Cạo

7.12. Công nghệ bôi trơn – Làm nguội tối thiểu trong quá trình cắt

7.12.1. Công nghệ bôi trơn - làm nguội tối thiểu

7.12.2. Công nghệ gia công khô

Hi vọng rằng, những chia sẻ này giúp bạn hiểu rõ hơn về các phương pháp gia công cắt gọt trong công nghệ chế tạo máy. chúc bạn hành công!

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2022

CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG - Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Tải về File word - [congnghehcv]

[congnghehcv] Cách nghiên cứu nội dung CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT trong Công nghệ chế tạo máy 

Xin chào các bạn. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Phương pháp nghiên cứu nội dung “chất lượng bề mặt gia công trong công nghệ chế tạo máy”. Qua đây, Blog công nghệ HCV cũng chia sẻ link tải về file word tài liệu Giáo trình công nghệ chế tạo máy phần chất lượng bề mặt gia công, hi vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình nghiên cứu của mình về ngành cơ khí chế tạo.
chia sẻ tài liệu về chất lượng gia công cơ khí, các ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt chi tiết
Đây là bản xem trước, bạn có thể tải về file word ở dưới nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo.

>>>>>>>>>> Link tải file tài liệu này tại đây (free Dowload)

Sau khi nghiên cứu phần “chất lượng bề mặt gia công” xong các bạn nhớ kiểm tra lại để đạt được các mục tiêu sau: 

- Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt gia công.

- Phân tích được ảnh hưởng của độ nhám bề mặt, tính biến cứng và ứng suất dư tới tính chất sử dụng của chi tiết máy. Lựa chọn được phương pháp đảm bảo và phương pháp đánh giá chất lượng bề mặt chi tiết máy.

- Chấp hành kỷ luật trong sản xuất công nghiệp, đảm bảo an toàn trong học tập và thực tế sản xuất.

Phương pháp nghiên cứu nội dung chất lượng bề mặt gia công thế nào?


Trước tiên chúng ta cần xác định rõ nội dung và trọng tâm của vấn đề cần nghiên cứu này. Bao gồm:
- Độ nhám bề mặt gia công;

  • - Khái niệm chất lượng bề mặt gia công;

  • - Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt;

  • - Phương pháp đánh giá chất lượng bề mặt.

Trong đó, trọng tâm là: 

  •  - Độ nhám bề mặt là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng bề mặt gia công;

  • - Phương pháp đảm bảo chất lượng bề mặt;  

Phương pháp nghiên cứu nội dung CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG

Ở phần: KHÁI NIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT GIA CÔNG, ta cần đạt được:

- Nêu đúng khái niệm Chất lượng bề mặt gia công và phân tích ví dụ về chất lượng bề mặt gia công.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng mặt.

- Phân tích hình vẽ về  ảnh hưởng của độ nhám bề mặt Ra tới độ mòn của chi tiết.

Tiếp theo ở nội dung: ĐỘ NHÁM BỀ MẶT, ta cần phải làm rõ các vấn đề sau:

- Sai lệch prôfin trung bình cộng (Ra) 

- Chiều cao nhấp nhô (Rz)

- Bước nhấp nhô theo đường (Sm)

- Bước nhấp nhô theo đỉnh

- Chiều cao nhấp nhô lớn nhất Rmax. 

- Phân tích hình vẽ để dẫn dắt tới khái niệm độ nhám bề mặt gia công.

- Nêu các chỉ tiêu đánh giá độ nhám bề mặt gia công.

- Phân tích bảng cấp độ nhám và kí hiệu Ra, Rz trên bản vẽ gia công.

Cần chú ý, khi phân tích về Ảnh hưởng của độ nhám bề mặt tới tính chất sử dụng của chi tiết máy, chúng ta có thể làm như sau:

- Phân tích ảnh hưởng của độ nhám bề mặt tới độ bền của mối ghép.

- Phân tích ví dụ về  ảnh hưởng của độ nhám bề mặt  tới độ bền mỏi của chi tiết

- Phân tích ví dụ về  ảnh hưởng của độ nhám bề mặt  tới tính chống ăn mòn hoá học lớp bề mặt chi tiết 

Khi tìm hiểu đến phần Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt gia công,  ta cần nghiên cứu kĩ các nội dung sau:

1. Thông số hình học của dụng cụ cắt

- Bán kính mũi dao r

- Góc cắt 

- Để hiểu rõ về Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhám bề mặt gia công, ta nên Phân tích hình vẽ mô tả sự hình thành độ nhám bề mặt khi gia công để thấy rõ vai trò của thông số hình học của dụng cụ cắt.

2. Ảnh hưởng của tốc độ cắt 

 Ảnh hưởng của tốc độ cắt như thế nào thì ta nên Phân tích ví dụ gia công thép cacbon để thấy rõ Độ nhám bề mặt ảnh hưởng bởi tốc độ cắt, mở rộng cho các kim loại giòn. 

Khi tìm hiểu về Ảnh hưởng của lượng chạy dao  thì Phân tích ảnh hưởng của lượng chạy dao S tới chiều cao nhấp nhô tế vi Rz  và đề xuất phương án đảm bảo độ nhẵn bóng bề mặt và năng suất gia công

Không quên Phân tích ảnh hưởng của chiều sâu cắt tẢnh hưởng của vật liệu gia công nữa nhé.

- Phân tích ảnh hưởng của vật liệu  và liên hệ phương án đảm bảo độ nhẵn bóng bề mặt khi gia công thép cacbon

Sau đó: làm rõ Ảnh hưởng của rung động của hệ thống công nghệ  bằng cách Phân tích nguyên nhân gây rung động từ hệ thống công nghệ, tập trung nhấn mạnh tình trạng máy và cứng vững gá kẹp.

Hoặc Phân tích ảnh hưởng của ứng suất dư nén, ứng suất dư kéo tới tính chất sử dụng của chi tiết máy

Khi nghiên cứu về  PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT ta cần tập trung vào việc: Đánh giá độ nhám bề mặt gia công Đánh giá mức độ và chiều sâu biến cứng lớp bề mặt.

Khi Đánh giá ứng suất dư ta có thể dùng 1 trong các phương pháp sau:

  • Phương pháp tia Rơnghen.

  • Tính toán lượng biến dạng 

Hi vọng rằng, chia sẻ này hữu ích, bạn cũng có thể tải về file word Giáo trình công nghệ chế tạo máy phần chất lượng bề mặt gia công nhé. Blog congnghehcv chúc bạn thành công!

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2022

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT - Giáo trình Công nghệ chế tạo máy - Tải về file word - congnghehcv - [congnghehcv]

Xin chào các bạn, trong bài viết này, Blog Công nghệ HCV xin giới thiệu các bạn nội dung chính trong tập tài liệu “CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT“. Đây là phần mở rộng rất hữu ích, giúp cho chúng ta có góc nhìn tổng quát hơn khi nghiên cứu Môn học Công nghệ chế tạo máy.

Bạn có thể tìm lại bài viết này bằng các từ khóa sau: Giáo trình công nghệ chế tạo máy, Các phương pháp gia công đặc biệt, Gia công bằng tia nước áp lực cao, Gia công bằng tia lửa điện, Gia công điện hóa, Gia công bằng siêu âm. Ngoài ra, bạn có thể Tải về file word tài liệu tại đây (Free download)

Các phương pháp gia công đặc biệt

Đây là bản xem trước, bạn có thể tải về file word nhé. Chúc các bạn thành công trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo.


>>>>>>>>>> Link tải file tài liệu này tại đây (free Dowload)
Nội dung chính:

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT

  1. 8.1 Gia công bằng tia lửa điện

  2. 8.2 Gia công bằng chùm tia LAZE

  3. 8.3 Gia công bằng siêu âm

  4. 8.4 Gia công điện hóa

  5. Sơ đồ nguyên lý của thiết bị gia công bằng siêu âm


    8.5 Gia công bằng tia nước áp lực cao


Sơ đồ khoan điện hóa



Hi vọng rằng, nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về CÁC PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG ĐẶC BIỆT trong gia công cơ khí. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo trên Blog Công nghệ HCV.

Được xem nhiều nhất All